Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã có thuộc đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu không?
Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã có thuộc đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Bảng lương cấp hàm cơ yếu
1. Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
a) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã; kiểm định mật mã; tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
c) Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
...
Theo quy định nêu trên thì giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã thuộc một trong những đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu.
Hệ số lương của giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã là bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV về bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu có nêu về hệ số lương của giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã như sau:
Theo quy định nêu trên thì hệ số lương của giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã là 7,3.
Lưu ý: Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã có thuộc đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu không? (Hình từ Internet)
Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
Chế độ nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu
1. Nâng bậc lương thường xuyên:
a) Đối với người hưởng lương cấp hàm cơ yếu được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Trong suốt thời gian giữ bậc lương được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương.
Bậc lương cấp hàm cơ yếu hiện giữ thấp hơn bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Đủ điều kiện thời gian để nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Từ bậc 1 hệ số lương 4,20 lên bậc 2 hệ số lương 4,60 là 2 năm;
Từ bậc 2 hệ số lương 4,60 lên bậc 3 hệ số lương 5,00 là 3 năm;
Từ bậc 3 hệ số lương 5,00 lên bậc 4 hệ số lương 5,40 là 3 năm;
Từ bậc 4 hệ số lương 5,40 lên bậc 5 hệ số lương 6,00 là 4 năm;
Từ bậc 5 hệ số lương 6,00 lên bậc 6 hệ số lương 6,60 là 4 năm;
Từ bậc 6 hệ số lương 6,60 lên bậc 7 hệ số lương 7,30 là 4 năm;
Từ bậc 7 hệ số lương 7,30 lên bậc 8 hệ số lương 8,00 là 4 năm;
Từ bậc 8 hệ số lương 8,00 lên bậc 9 hệ số lương 8,60 là 4 năm;
Từ bậc 9 hệ số lương 8,60 lên bậc 10 hệ số lương 9,20 là 4 năm.
Trường hợp đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn nâng bậc lương, nhưng đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh hiện giữ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, nếu tiếp tục được sử dụng thì được nâng lương lần 1, lần 2 quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này; thời gian nâng lương lần 1, lần 2 của từng bậc lương cấp hàm cơ yếu thực hiện như thời gian quy định nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu nêu tại Điểm này.
...
Căn cứ trên quy định giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Trong suốt thời gian giữ bậc lương được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương.
- Bậc lương cấp hàm cơ yếu hiện giữ thấp hơn bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
- Đủ điều kiện thời gian để nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như sau:
+ Từ bậc 7 hệ số lương 7,30 lên bậc 8 hệ số lương 8,00 là 4 năm;
+ Từ bậc 8 hệ số lương 8,00 lên bậc 9 hệ số lương 8,60 là 4 năm;
+ Từ bậc 9 hệ số lương 8,60 lên bậc 10 hệ số lương 9,20 là 4 năm.
Lưu ý: Trường hợp đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn nâng bậc lương, nhưng đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh hiện giữ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, nếu tiếp tục được sử dụng thì được nâng lương lần 1, lần 2 quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này; thời gian nâng lương lần 1, lần 2 của từng bậc lương cấp hàm cơ yếu thực hiện như thời gian quy định nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu nêu tại Điểm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?