Giang mai bẩm sinh được xác định khi nào? Việc chẩn đoán giang mai bẩm sinh được quy định thế nào?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến bệnh giang mai bẩm sinh. Cho tôi hỏi giang mai bẩm sinh được xác định khi nào? Việc chẩn đoán giang mai bẩm sinh được quy định thế nào? Câu hỏi của anh N.T.K ở Đồng Nai.

Giang mai bẩm sinh được xác định khi nào?

Việc xác định giang mai bẩm sinh được quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Giang mai ban hành kèm theo Quyết định 5186/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

CHẨN ĐOÁN
...
2.2. Triệu chứng lâm sàng
...
2.2.2. Giang mai bẩm sinh
- Giang mai bẩm sinh được xác định khi:
+ Sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ được sinh ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi hoặc cân nặng trên 500gam (tương đương tuổi thai 20 tuần trở lên), có mẹ xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính và không được điều trị đúng, đủ;
+ Trẻ sinh ra dưới 2 tuổi, có triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh hoặc có xét nghiệm giang mai dương tính (xem phần chẩn đoán giang mai bẩm sinh).
- Biểu hiện thường gặp nhất của giang mai bẩm sinh là thai lưu hoặc đẻ non ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, tất cả các bà mẹ bị thai lưu cần làm xét nghiệm huyết thanh giang mai. Ở hầu hết các quốc gia, đa số giang mai bẩm sinh gây hậu quả thai chết lưu và những trường hợp này thường bỏ sót nguyên nhân thai chết lưu do giang mai.
- Trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ có xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính cần được khám, phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của giang mai bẩm sinh sớm bao gồm: bọng nước, viêm mũi, viêm thanh quản, hạch, gan lách to, viêm xương sụn, viêm màng bụng, viêm màng não, viêm màng mạch-võng mạc.
- Biểu hiện của giang mai bẩm sinh muộn ở trẻ > 2 tuổi bao gồm: viêm mắt, tai, khớp, dị dạng xương và các di chứng do các thương tổn của giang mai bẩm sinh sớm.
- Tuy nhiên, rất nhiều trẻ sơ sinh bị giang mai mà không có các dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng, điển hình.
...

Theo đó, giang mai bẩm sinh được xác định theo quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục II nêu trên.

Giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh (Hình từ Internet)

Việc chẩn đoán giang mai bẩm sinh được quy định thế nào?

Chẩn đoán giang mai bẩm sinh được quy định tại tiết 2.4.2 tiểu mục 2.4 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Giang mai ban hành kèm theo Quyết định 5186/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

CHẨN ĐOÁN
...
2.4. Chẩn đoán xác định
...
2.4.2. Giang mai bẩm sinh
- Tất cả trẻ sinh ra từ những bà mẹ có kết quả huyết thanh giang mai dương tính, cần được khám và làm xét nghiệm để tìm bằng chứng giang mai bẩm sinh. Đối với trẻ sinh ra từ mẹ bị giang mai nhưng không được điều trị đầy đủ ít nhất 30 ngày trước khi sinh hoặc không được điều trị, cần được xét nghiệm ngay ở thời điểm mới sinh ra và hàng tháng trong vòng 3-4 tháng cho đến khi khẳng định về mặt huyết thanh là âm tính. Một số trường hợp kháng thể thụ động từ mẹ có thể tồn tại tới 18 tháng. Vì vậy, nếu xét nghiệm huyết thanh của trẻ vẫn dương tính và hiệu giá kháng thể tăng ≥ 4 lần hiệu giá kháng thể của mẹ thì trẻ cần được điều trị giang mai bẩm sinh.
- Trẻ sinh ra dưới 2 tuổi có mẹ bị giang mai được chẩn đoán giang mai bẩm sinh khi có triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh hoặc có xét nghiệm giang mai dương tính, bao gồm một trong những xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: thấy sự có mặt của T. pallidum. Bệnh phẩm lấy từ dây rốn, nhau thai, dịch tiết từ mũi hoặc tổn thương da.
+ Xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp ³ 4 lần hiệu giá kháng thể của mẹ.
- Trong một số trường hợp giang mai bẩm sinh, có thể phối hợp X-quang để xác định chẩn đoán.
...

Theo quy định trên, tất cả trẻ sinh ra từ những bà mẹ có kết quả huyết thanh giang mai dương tính, cần được khám và làm xét nghiệm để tìm bằng chứng giang mai bẩm sinh.

Trẻ sinh ra dưới 2 tuổi có mẹ bị giang mai được chẩn đoán giang mai bẩm sinh khi có triệu chứng lâm sàng của giang mai bẩm sinh hoặc có xét nghiệm giang mai dương tính.

Người bị giang mai bẩm sinh được điều trị nội trú không?

Nguyên tắc điều trị giang mai kín được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Giang mai ban hành kèm theo Quyết định 5186/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào giai đoạn bệnh: giang mai sớm (≤ 2 năm) hay giang mai muộn (> 2 năm hoặc không xác định thời gian).
- Bạn tình hiện tại và trong vòng 1 năm cần được đi khám, làm xét nghiệm giang mai và điều trị nếu mắc bệnh.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp giang mai thời kỳ III (có biểu hiện tim mạch và thần kinh) và giang mai bẩm sinh.
...

Như vậy, người bị giang mai bẩm sinh có thể được điều trị nội trú.

Điều trị bệnh giang mai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh giang mai chỉ lây truyền qua đường tình dục đúng không? Bệnh giang mai được chia làm mấy giai đoạn?
Pháp luật
Triệu chứng của bệnh giang mai mắc phải là gì? Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai được quy định thế nào?
Pháp luật
Giang mai kín có triệu chứng lâm sàng không? Việc xét nghiệm huyết thanh giang mai được quy định thế nào?
Pháp luật
Giang mai bẩm sinh được xác định khi nào? Việc chẩn đoán giang mai bẩm sinh được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị bệnh giang mai
704 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị bệnh giang mai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều trị bệnh giang mai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào