Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung nào? Và được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện dựa vào những căn cứ nào?
- Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung nào?
- Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những phương thức nào?
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 48/2017/TT-BQP quy định như sau:
Căn cứ thực hiện giám sát tài chính
1. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính doanh nghiệp.
2. Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp.
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và 05 (năm) năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Mục tiêu giám sát trong từng thời kỳ do Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ xây dựng đối với từng doanh nghiệp.
5. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán độc lập hoặc được Hội đồng thành viên thông qua; báo cáo tài chính 06 (sáu) tháng, báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ.
6. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi văn bản đến Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ (nếu có).
7. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện dựa vào những căn cứ trên.
Giám sát tài chính (Hình từ Internet)
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 48/2017/TT-BQP quy định như sau:
Nội dung giám sát
1. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
2. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân và quyết toán vốn đầu tư;
b) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, trong đó nội dung giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết thông qua danh mục đầu tư của công ty mẹ; giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp;
c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;
d) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
đ) Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
3. Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; sản xuất sửa chữa sản phẩm quốc phòng, cung ứng dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao kế hoạch (nếu có);
b) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA);
c) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; ngân sách quốc phòng;
d) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
4. Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
5. Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
6. Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng gồm 07 nội dung cụ thể trên.
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 48/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phương thức giám sát tài chính
1. Giám sát tài chính được thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung vào việc giám sát trực tiếp, giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
Như vậy, giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện bằng những phương thức:
- Giám sát trực tiếp;
- Giám sát gián tiếp;
- Giám sát trước;
- Giám sát trong;
- Giám sát sau.
Trong đó tập trung vào việc giám sát trực tiếp, giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?