Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì? Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước gồm những doanh nghiệp nào?
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước như sau:
Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
1. Giám sát doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là doanh nghiệp) nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém.
Như vậy, theo quy định trên thì giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước gồm những doanh nghiệp nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về đối tượng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sau:
Đối tượng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1. Công ty nhà nước bao gồm:
- Công ty nhà nước độc lập.
- Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, công ty mẹ, Tập đoàn là công ty mẹ).
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty nhà nước.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
4. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Nhà nước.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không thuộc đối tượng áp dụng Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước gồm những đối tượng sau:
- Công ty nhà nước:
+ Công ty nhà nước độc lập.
+ Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, công ty mẹ, Tập đoàn là công ty mẹ).
- Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty nhà nước;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Nhà nước.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không thuộc đối tượng áp dụng Quy chế này.
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về giám sát của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
1. Chủ thể giám sát
Các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát doanh nghiệp theo nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước của mình, không chồng chéo, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp.
2. Mục đích giám sát
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Nội dung giám sát
Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?