Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào? Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ nào?
Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:
Giám đốc trung tâm
1. Là người quản lý điều hành trung tâm, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm; có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ quản lý và kiến thức về GDQPAN; là chủ tài khoản của trung tâm. Trong đó:
a) Giám đốc trung tâm thuộc nhà trường quân đội là người chỉ huy cao nhất của trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình về thực hiện nhiệm vụ của trung tâm;
b) Giám đốc trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học là người đứng đầu của trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên, cấp ủy, giám đốc hoặc hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học về thực hiện nhiệm vụ của trung tâm.
...
Theo đó, giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là người quản lý điều hành trung tâm, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm;
Có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ quản lý và kiến thức về GDQPAN;
Là chủ tài khoản của trung tâm. Trong đó:
+ Giám đốc trung tâm thuộc nhà trường quân đội là người chỉ huy cao nhất của trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình về thực hiện nhiệm vụ của trung tâm;
+ Giám đốc trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học là người đứng đầu của trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên, cấp ủy, giám đốc hoặc hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học về thực hiện nhiệm vụ của trung tâm.
Như vậy, Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ được hiểu theo quy định trên.
Giáo dục quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:
Giám đốc trung tâm
...
2. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm giám đốc trung tâm GDQPAN thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ của giám đốc trung tâm
a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, đào tạo và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
b) Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của trung tâm;
c) Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động và bảo đảm các quyền lợi cho sinh viên học tập tại trung tâm;
d) Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các tài sản của trung tâm; quản lý tài chính theo Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Quyền hạn của Giám đốc trung tâm
a) Ký hợp đồng đào tạo với đơn vị liên kết;
b) Phê duyệt kế hoạch giảng dạy hàng năm;
c) Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh theo thẩm quyền;
d) Ký hợp đồng lao động làm việc tại trung tâm theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định thu, chi kinh phí theo quy định tại các Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Thông tư liên tịch này;
e) Quyết định khen thưởng và kỷ luật theo quy định;
g) Công nhận kết quả học tập, ký chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên; cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (Nghị định số 13/2014/NĐ-CP).
Theo đó, nhiệm vụ của Giáo đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
+ Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, đào tạo và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
+ Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của trung tâm;
+ Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động và bảo đảm các quyền lợi cho sinh viên học tập tại trung tâm;
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các tài sản của trung tâm; quản lý tài chính theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ có những nhiệm vụ như liệt kê trên.
Phó Giám đốc trung tâm có vị trí như thế nào trong trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH như sau:
Phó Giám đốc trung tâm
1. Là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc theo nhiệm vụ được giao.
2. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phó Giám đốc trung tâm là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc theo nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Phó Giám đốc trung tâm có vị trí là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc theo nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?