Giám đốc Sở Tư pháp có quyền ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không?
Giám đốc Sở Tư pháp có quyền ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về ban hành kế hoạch kiểm tra như sau:
Ban hành kế hoạch kiểm tra
1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định này, kế hoạch kiểm tra hằng năm phải được người có thẩm quyền ban hành trước ngày 15 tháng 3 hằng năm. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của mình và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.
Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra.
...
Theo đó, kế hoạch kiểm tra hằng năm phải được người có thẩm quyền ban hành trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Đối chiếu quy định cụ thể nêu trên, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra.
Như vậy, Giám đốc Sở Tư pháp có quyền ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Giám đốc Sở Tư pháp ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Việc khảo sát trước khi ban hành kế hoạch kiểm tra tránh trùng lập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định về ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát trước khi ban hành kế hoạch kiểm tra tránh trùng lặp, chồng chéo, cụ thể như sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra;
b) Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra;
c) Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
Kế hoạch kiểm tra của bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra ở Trung ương được gửi đến Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày được ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, cơ quan của người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát trước khi ban hành kế hoạch kiểm tra tránh trùng lặp, chồng chéo, cụ thể theo quy định trên.
Giám đốc Sở Tư pháp có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định về ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
2. Trong các trường hợp sau đây, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra:
a) Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;
b) Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;
c) Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;
d) Các trường hợp khác nhằm bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra.
3. Trường hợp phát hiện kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung kiểm tra và thời gian kiểm tra với các kế hoạch kiểm tra đã được ban hành trước đó, thì xử lý như sau:
a) Cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra sau có trùng lặp, chồng chéo phải thực hiện việc điều chỉnh nội dung kế hoạch.
b) Trường hợp các kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo được ban hành cùng một thời điểm, thì kế hoạch nào được gửi đến đối tượng được kiểm tra sau sẽ phải điều chỉnh nội dung kế hoạch.
4. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý nội dung trùng lặp, chồng chéo trong kế hoạch kiểm tra:
a) Ở Trung ương, các cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra có nội dung trùng lặp, chồng chéo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp để xử lý theo nguyên tắc nêu tại khoản 3 Điều này;
b) Ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra có nội dung trùng lặp, chồng chéo để xử lý theo nguyên tắc nêu tại khoản 3 Điều này.
5. Quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ngay sau khi người có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
...
Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp là người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trong các trường hợp sau:
- Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;
- Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;
- Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;
- Các trường hợp khác nhằm bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra.
Quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ngay sau khi người có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Stt tất niên hài hước? Cap về ngày tất niên? Ngày tất niên Tết Ất Tỵ có phải là ngày lễ lớn trong năm?
- Lời dẫn chương trình lễ trao huy hiệu Đảng hay và ý nghĩa? Đối tượng nào được trao huy hiệu đảng đợt 3 2 2025?
- Tết Cha Mẹ là ngày nào? Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất Tỵ của CBCCVC? Hướng dẫn cách treo cờ Tổ quốc Tết Âm lịch?
- 4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?
- 15 lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 3 miền ở Việt Nam? Nguyên tắc tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ?