Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nước ngoài được không? Giám đốc Quỹ có quyền hạn và trách nhiệm thế nào?
- Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nước ngoài được không?
- Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
- Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người quyết định biện pháp cơ cấu nợ đúng không?
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nước ngoài được không?
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nước ngoài được không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
…
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 10 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng
…
2. Tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng
a) Là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
…
Theo quy định trên thì tiêu chuẩn được bổ nhiệm Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Cho nên Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được là người nước ngoài mà phải là công dân Việt Nam.
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nước ngoài được không? (Hình từ Internet)
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyết định của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Quỹ bảo lãnh tín dụng; quyết định phương án đầu tư, huy động vốn, sử dụng vốn, phương án mua, bán, cho thuê, thanh lý tài sản và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Đề xuất, xây dựng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định theo thẩm quyền về chiến lược hoạt động, kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm, kế hoạch nhân sự, tiền lương của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; tổ chức thực hiện các kế hoạch này sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Ban hành các văn bản quản lý nội bộ và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo yêu cầu quản lý của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người quyết định biện pháp cơ cấu nợ đúng không?
Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người quyết định biện pháp cơ cấu nợ đúng không, thì theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 37 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Xử lý rủi ro
1. Nguyên tắc xử lý rủi ro: Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
b) Giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các cơ quan liên quan trong việc bảo lãnh, thu hồi khoản trả nợ thay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Các biện pháp xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm: Cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp: Xoá nợ (gốc, lãi), bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ;
b) Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định các biện pháp khoanh nợ, xử lý tài sản bảo đảm;
c) Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định biện pháp cơ cấu nợ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là người quyết định biện pháp cơ cấu nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?