Giám đốc nhân sự là người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động thì có được ký Quyết định sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục không?
- Công ty có được ủy quyền cho Giám đốc nhân sự ký hợp đồng lao động hay không?
- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đúng không?
- Giám đốc nhân sự là người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động thì có được ký Quyết định sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục không?
Công ty có được ủy quyền cho Giám đốc nhân sự ký hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng công ty có thể ủy quyền cho Giám đốc nhân sự ký hợp đồng lao động theo quy định.
Công ty có được ủy quyền cho Giám đốc nhân sự ký hợp đồng lao động hay không? (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
...
Như vậy, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Giám đốc nhân sự là người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động thì có được ký Quyết định sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục không?
Căn cứ tại điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về nội quy lao động:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
...
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì trong trường hợp giám đốc nhân sự là người được công ty ủy quyền thì có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động (khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019).
Theo đó, có thể thấy rằng một trong những nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động là điều khoản quy định về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019 hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động
Như vậy, giám đốc nhân sự là người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động thì được ký Quyết định sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?