Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động do ai quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm? Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có được thành lập câu lạc bộ như thế nào?
Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động do ai quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng trực thuộc Nhà văn hóa Lao động như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng trực thuộc Nhà văn hóa Lao động.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm: Thực hiện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Giám đốc, phó giám đốc Nhà văn hóa Lao động phải có trình độ đại học trở lên, trình độ chính trị trung cấp trở lên, am hiểu về lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc Nhà văn hóa Lao động do Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên quyết định.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc và kế toán trưởng Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động đề nghị, Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên quyết định.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng phòng của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định sau khi có ý kiến của Công đoàn cấp trên quản lý.
5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó trưởng phòng của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động do Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Nhà Văn hóa Lao động (Hình từ Internet)
Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về nhiệm vụ của Giám đốc như sau:
Nhiệm vụ của Giám đốc
1. Điều hành hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo chế độ thủ trưởng. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động hàng năm theo định hướng của Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên và Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề ra các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình đã được thông qua.
2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Nhà Văn hóa Lao động và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo các quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
3. Thực hiện công tác quản lý tài chính – tài sản của Nhà Văn hóa Lao động theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Hàng năm, thực hiện việc công khai tài chính theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
4. Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, học tập cho cán bộ, nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động.
5. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Nhà Văn hóa Lao động.
6. Thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà Văn hóa Lao động; thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn đối với cán bộ, nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động.
7. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Công đoàn cấp trên.
8. Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động của Nhà Văn hoá; báo cáo kết quả hoạt động của năm (kể cả kết quả tài chính trong năm) trình Công đoàn cấp trên phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có được thành lập câu lạc bộ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động
1. Quyết định các biện pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà Văn hóa Lao động quy định tại điều 7, điều 8 và điều 9 của bản Quy chế này.
2. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, bộ phận chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động sau khi xin ý kiến của Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên.
3. Quyết định thành lập câu lạc bộ, đội, nhóm theo sở thích, nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng tác viên trực thuộc Nhà Văn hóa Lao động.
4. Quyết định tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp của Công đoàn cấp trên.
5. Ký hợp đồng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư nâng cấp, mở rộng và tổ chức các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn và sự thống nhất của Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên.
6. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên Nhà Văn hóa Lao động theo thẩm quyền được phân cấp.
7. Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên về hiệu quả quản lý và hoạt động của Nhà Văn hoá Lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động được thành lập câu lạc bộ theo sở thích, nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng tác viên trực thuộc Nhà Văn hóa Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản chương trình kết nạp Đảng viên chính thức mới nhất? Thủ tục kết nạp đảng viên được quy định thế nào?
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 341 vay và nợ thuê tài chính theo Thông tư 200?
- Mẫu thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại kỷ luật trong tổ chức công đoàn mới nhất? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục đào tạo gồm mấy định mức thành phần cơ bản? Căn cứ xây dựng định mức?