Giám đốc Công ty Mua bán điện phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị tử hình không?
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực là hành vi trái pháp luật đúng không?
- Giám đốc Công ty Mua bán điện phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị tử hình không?
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là loại tội phạm rất nghiêm trọng?
Lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực là hành vi trái pháp luật đúng không?
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định tại Điều 7 Luật Điện Lực 2004, cụ thể như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực là hành vi trái pháp luật.
Giám đốc Công ty Mua bán điện phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị tử hình không? (hình từ internet)
Giám đốc Công ty Mua bán điện phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị tử hình không?
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mức phạt cao nhất với tội này là 15 năm nếu người phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, không áp dụng hình phạt tử hình nếu Giám đốc Công ty Mua bán điện phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là loại tội phạm rất nghiêm trọng?
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Chiếu theo quy định này thì người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm rất nghiêm trọng nếu người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?