Giám đốc công ty có thể ký Hợp đồng lao động với chính mình hay không? Nếu không thì có thể ủy quyền cho phó giám đốc để ký hay không?
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động."
Căn cứ vào quy định trên thì người sử dụng lao động có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bao gồm người đại diện pháp luật, người trực tiếp sử dụng lao động và người được ủy quyền giao kết hợp đồng. Người lao động có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người lao động trong cùng nhóm để thực hiện giao kết hợp đồng lao động.
Giám đốc có thể ký hợp đồng lao động với chính mình
Giám đốc có được ký hợp đồng lao động với chính mình hay không?
Theo khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
"Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình."
Như vậy, dựa vào quy định trên thì một người không thể là đại diện của 2 chủ thể trong cùng một hợp đồng lao động được. Vì thế, giám đốc không thể tự ký hợp đồng lao động với chính mình.
Có thể ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng lao động với giám đốc hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì người được ủy quyền theo quy định pháp luật có thể đại diện bên người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động.
Đông thời, tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì một cá nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Từ những căn cứ trên thì để ký hợp đồng lao động trong trường hợp này với giám đốc thì phải thực hiện việc ủy quyền lại cho phó giám đốc là phù hợp quy định pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động mà bạn quan tâm, xin cảm ơn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?