Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp có quyền tự giải quyết khi có vấn đề mới phát sinh trong quá trình giám định không?
Những tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên trong lĩnh vực tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được thực hiện như sau:
a) Có trình độ đại học trở lên về ngành luật hoặc ngành đào tạo khác phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm, do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.
b) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc hoặc đăng ký hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.
...
Như vậy, giám định viên trong lĩnh vực tư pháp được bổ nhiệm khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên về ngành luật hoặc ngành đào tạo khác phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm, do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.
- Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc hoặc đăng ký hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp có quyền tự giải quyết khi có vấn đề mới phát sinh trong quá trình giám định không? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2023/TT-BTP về thực hiện giám định tư pháp như sau:
Thực hiện giám định tư pháp
1. Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như sau:
a) Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;
b) Xác định rõ đối tượng, những nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;
c) Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);
d) Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;
đ) Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;
e) Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;
g) Lập hồ sơ giám định.
...
Như vậy, việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như sau:
- Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;
- Xác định rõ đối tượng, những nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;
- Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó;
- Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;
- Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;
- Lập hồ sơ giám định.
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp có quyền tự giải quyết khi có vấn đề mới phát sinh trong quá trình giám định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Thực hiện giám định tư pháp
...
2. Trong quá trình thực hiện giám định, người giám định tư pháp có thể sử dụng ý kiến hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác đưa ra, phục vụ cho việc giám định.
3. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.
4. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Như vậy, trong quá trình thực hiện giám định mà có vấn đề mới phát sinh thì giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tư pháp không được phép tự ý giải quyết mà phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp biết và thống nhất phương án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?