Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cần tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
- Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cần tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm những giấy tờ gì?
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cần tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào?
Tiêu chuẩn đối với giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành tài chính - ngân hàng; kế toán; kinh tế; luật; công nghệ thông tin, mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật in và công nghệ hóa học do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;
c) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực mà người đó được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Như vậy, theo quy định, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cần có trình độ đại học trở lên (do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam) thuộc một trong các chuyên ngành sau đây:
- Tài chính - ngân hàng;
- Kế toán;
- Kinh tế;
- Luật;
- Công nghệ thông tin;
- Mỹ thuật;
- Công nghệ kỹ thuật in;
- Công nghệ hóa học.
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cần tốt nghiệp đại học trở lên thuộc những chuyên ngành nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng?
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; thành lập Hội đồng giám định
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;
b) Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;
c) Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc đối với người giám định tư pháp theo vụ việc của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trừ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Thành lập Hội đồng giám định.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc tại đơn vị mình.
Như vậy, theo quy định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác;
(2) Bản sao có chứng thực các văn bằng chứng minh chuyên ngành được đào tạophù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
Văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
(3) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
(4) Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-NHNN: TẢI VỀ
Lưu ý: Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn tại đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác (đơn vị khác) thì thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm thời gian thực tế làm việc tại đơn vị đề nghị và thời gian thực tế làm việc tại đơn vị khác.
(5) 02 ảnh cỡ 2cm x 3cm theo quy định của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?