Giám định viên tư pháp bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo thì có thể tiếp tục hành nghề hay không?
Giám định viên tư pháp bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo thì có thể tiếp tục hành nghề hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu Giám định viên tư pháp bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì sẽ bị miễn nhiệm.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Giám định viên tư pháp (Hình từ Internet)
Điều kiện để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay?
Theo Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Lưu ý: Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám định viên tư pháp có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), Giám định viên tư pháp có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
- Ngày 22 tháng 12 Quân nhân chuyên nghiệp có được nghỉ? Lá thư gửi chú bộ đội Biên phòng nhân ngày 22 tháng 12 cảm động?
- Mẫu thông báo xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải mẫu thông báo?
- Thông tư 58/2024 về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc?
- Mẫu phiếu bầu Bí thư Chi bộ mới nhất tại Đại hội Chi bộ, Đảng bộ? Mẫu phiếu bầu Bí thư chi bộ năm 2024?