Giám định về sở hữu trí tuệ là gì? Những tổ chức, đơn vị nào được quyền kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ?
Giám định về sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định, giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các hoạt động giám định sau đây:
- Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Giám định về quyền sở hữu công nghiệp;
- Giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Giám định về sở hữu trí tuệ là gì? (Hình từ Internet)
Những tổ chức, đơn vị nào được quyền kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ?
Việc kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
...
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều này.
2a. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ.
3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt;
d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
...
Như vậy, theo quy định, các tổ chức, đơn vị được quyền kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Tổ chức hành nghề luật sư.
Lưu ý: Những tổ chức, đơn vị nêu trên phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ.
Việc thực hiện giám định sở hữu trí tuệ phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện giám định sở hữu trí tuệ được quy định tại khoản 4 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
...
d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
4. Nguyên tắc thực hiện giám định bao gồm:
a) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
b) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
đ) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
5. Kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc. Kết luận giám định không kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.
6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, theo quy định, việc thực hiện giám định sở hữu trí tuệ phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
(2) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
(3) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
(4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
(5) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
Lưu ý: Kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc.
Kết luận giám định không kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?