Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng gồm những gì?
- Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám lâm sàng gồm những gì?
- Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám cận lâm sàng gồm những gì?
- Họp giám định viên tham gia giám định pháp y tâm thần đối hình thức giám định tại phòng khám được quy định như thế nào?
Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám lâm sàng gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục II Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
II. Giám định tại phòng khám
...
4. Tiếp nhận và thăm khám lâm sàng đối tượng giám định:
Tiếp nhận đối tượng giám định tại phòng khám của Tổ chức pháp y tâm thần để giám định viên tham gia giám định thăm khám đối tượng giám định. Việc thăm khám đối tượng theo quy định tại điểm 7 khoản I phần B Quy trình này.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 7 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
7. Khám lâm sàng đối tượng giám định:
a) Khám tâm thần: khám chi tiết, tỷ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần;
b) Khám nội khoa và khám thần kinh;
c) Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết);
Giám định viên tham gia giám định phải trực tiếp khám lâm sàng đối tượng giám định trước khi giám định.
Giám định viên làm nhiệm vụ thư ký ghi chép đầy đủ mọi diễn biến lâm sàng vào bệnh án theo dõi giám định.
...
Như vậy giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám lâm sàng gồm:
- Khám tâm thần;
- Khám nội khoa và khám thần kinh;
- Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết).
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám cận lâm sàng gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục II Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
II. Giám định tại phòng khám
...
5. Thăm khám cận lâm sàng đối tượng giám định:
Tùy từng trường hợp cụ thể mà giám định viên tham gia giám định thống nhất chỉ định cho đối tượng giám định làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định tại điểm 8 khoản I phần B Quy trình này. Người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa đối tượng giám định đi làm xét nghiệm.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 8 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
8. Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định:
a) Các xét nghiệm cần thiết:
- Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học);
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Chụp X.quang tim, phổi thẳng hoặc chụp nghiêng;
- X.quang sọ não thẳng và nghiêng;
- Điện não đồ;
- Điện tâm đồ;
- Các trắc nghiệm tâm lý.
b) Các xét nghiệm khác: Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm sau và chịu trách nhiệm về chỉ định của mình:
- Lưu huyết não;
- CT.Scanner sọ não hoặc MRI sọ não;
- Xét nghiệm HIV;
- Xét nghiệm khác khi cần thiết.
...
Như vậy giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì việc thăm khám cận lâm sàng gồm:
- Các xét nghiệm cần thiết:
+ Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học);
+ Xét nghiệm nước tiểu;
+ Chụp X.quang tim, phổi thẳng hoặc chụp nghiêng;
+ X.quang sọ não thẳng và nghiêng;
+ Điện não đồ;
+ Điện tâm đồ;
+ Các trắc nghiệm tâm lý.
- Các xét nghiệm khác: Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm sau và chịu trách nhiệm về chỉ định của mình:
+ Lưu huyết não;
+ CT.Scanner sọ não hoặc MRI sọ não;
+ Xét nghiệm HIV;
+ Xét nghiệm khác khi cần thiết.
Họp giám định viên tham gia giám định pháp y tâm thần đối hình thức giám định tại phòng khám được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục II Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
II. Giám định tại phòng khám
...
7. Họp giám định viên tham gia giám định:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, kết quả thăm khám trực tiếp đối tượng giám định tại phòng khám và các kết quả cận lâm sàng đã làm, giám định viên tham gia giám định thảo luận, kết luận giám định và lập biên bản giám định.
...
Như vậy họp giám định viên tham gia giám định pháp y tâm thần đối hình thức giám định tại phòng khám được dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, kết quả thăm khám trực tiếp đối tượng giám định tại phòng khám và các kết quả cận lâm sàng đã làm, giám định viên tham gia giám định thảo luận, kết luận giám định và lập biên bản giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?