Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng bao gồm những gì?

Em ơi cho chị hỏi: Ai là người phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định pháp y tâm thần cung cấp đối với giám định nội trú? Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng bao gồm những gì? Đây là câu hỏi của chị Hoài Thương đến từ Đà Nẵng.

Ai là người phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định pháp y tâm thần cung cấp đối với giám định nội trú?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
5. Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Giám định viên được phân công tham gia giám định phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định cung cấp. Trường hợp cần thiết, giám định viên tham gia giám định thống nhất đề nghị tổ chức trưng cầu hoặc người yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc cử giám định viên trực tiếp cùng người được người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đi thu thập thêm tài liệu. Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.
...

Như vậy giám định viên được phân công tham gia giám định phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định pháp y tâm thần cung cấp.

Giám định pháp y tâm thần

Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)

Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc khám lâm sàng bao gồm những gì?

Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
7. Khám lâm sàng đối tượng giám định:
a) Khám tâm thần: khám chi tiết, tỷ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần;
b) Khám nội khoa và khám thần kinh;
c) Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết);
Giám định viên tham gia giám định phải trực tiếp khám lâm sàng đối tượng giám định trước khi giám định.
Giám định viên làm nhiệm vụ thư ký ghi chép đầy đủ mọi diễn biến lâm sàng vào bệnh án theo dõi giám định.
...

Như vậy đối tượng giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc khám lâm sàng bao gồm:

- Khám tâm thần;

- Khám nội khoa và khám thần kinh;

- Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết).

Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc thăm khám cận lâm sàng bao gồm những gì?

Căn cứ theo tiểu mục 8 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
8. Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định:
a) Các xét nghiệm cần thiết:
- Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học);
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Chụp X.quang tim, phổi thẳng hoặc chụp nghiêng;
- X.quang sọ não thẳng và nghiêng;
- Điện não đồ;
- Điện tâm đồ;
- Các trắc nghiệm tâm lý.
b) Các xét nghiệm khác: Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm sau và chịu trách nhiệm về chỉ định của mình:
- Lưu huyết não;
- CT.Scanner sọ não hoặc MRI sọ não;
- Xét nghiệm HIV;
- Xét nghiệm khác khi cần thiết.
...

Như vậy đối tượng giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc thăm khám cận lâm sàng bao gồm:

- Các xét nghiệm cần thiết:

+ Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học);

+ Xét nghiệm nước tiểu;

+ Chụp X.quang tim, phổi thẳng hoặc chụp nghiêng;

+ X.quang sọ não thẳng và nghiêng;

+ Điện não đồ;

+ Điện tâm đồ;

+ Các trắc nghiệm tâm lý.

- Các xét nghiệm khác: Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm sau và chịu trách nhiệm về chỉ định của mình:

+ Lưu huyết não;

+ CT.Scanner sọ não hoặc MRI sọ não;

+ Xét nghiệm HIV;

+ Xét nghiệm khác khi cần thiết.

Theo dõi đối tượng giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú có bắt buộc phải theo dõi bằng camera không?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
6. Theo dõi đối tượng giám định:
a) Đối tượng giám định được đưa vào buồng theo dõi. Trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera.
b) Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép đầy đủ, trung thực mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tân thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
- Trường hợp cần điều trị cho đối tượng giám định: Đối tượng giám định được tổ chức pháp y tâm thần hội chẩn theo quy định của Bộ Y tế và thống nhất hướng điều trị. Ngoài giờ hành chính, nếu đối tượng giám định cần xử trí cấp cứu thì bác sĩ trực khám, xử trí và ghi chép diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tâm thần.
- Thời gian theo dõi giám định tối đa là 06 (sáu) tuần/01 (một) đối tượng giám định.
Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định, giám định viên tham gia giám định thống nhất báo cáo Thủ trưởng Tổ chức pháp y tâm thần để xem xét quyết định việc kéo dài thời gian theo dõi và thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do (thời gian kéo dài không quá 03 (ba) tuần)
...

Như vậy theo dõi đối tượng giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú chỉ theo dõi bằng camera trong trường hợp cần thiết.

Giám định pháp y tâm thần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kết luận giám định pháp y tâm thần giai đoạn trầm cảm (F32)
Pháp luật
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Giám định nội trú trong giám định pháp y tâm thần được hiểu như thế nào? Tổ chức giám định pháp y tâm thần từ chối giám định nội trú trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Mỗi trường hợp giám định pháp y tâm thần sẽ có bao nhiêu giám định viên và điều dưỡng viên giúp việc?
Pháp luật
Giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì việc khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng bao gồm những gì?
Pháp luật
Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần có phải là điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y tâm thần hay không?
Pháp luật
Đơn xin thôi không giám định pháp y tâm thần nữa gửi về đâu? Thời gian thực hiện như thế nào, tầm bao lâu thì được xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần?
Pháp luật
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần gồm những cơ sở nào? Thời gian đào tạo nghiệp vụ là bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Trong giám định pháp y tâm thần thì các giám định viên đã tham gia giám định ban đầu có được tham gia giám định lại không?
Pháp luật
Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định tại phòng khám thì tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định pháp y tâm thần
1,679 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định pháp y tâm thần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định pháp y tâm thần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào