Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ hay còn gọi là giám định vắng mặt được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ hay còn gọi là giám định vắng mặt được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ được thực hiện như thế nào?
- Biên bản giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ sẽ gồm những nội dung gì?
Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ hay còn gọi là giám định vắng mặt được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục IV Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
IV. Giám định trên hồ sơ (giám định vắng mặt)
Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp đối tượng giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
...
Như vậy giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ hay còn gọi là giám định vắng mặt chỉ áp dụng trong trường hợp đối tượng giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
IV. Giám định trên hồ sơ (giám định vắng mặt)
Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp đối tượng giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Theo quy định tại điểm 1 khoản I phần B Quy trình này.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
Là giám định tại cơ sở giám định pháp y tâm thần, áp dụng đối với những trường hợp chẩn đoán bệnh và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định khó khăn và phức tạp, gồm các bước như sau:
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
a) Hồ sơ trưng cầu giám định quy định tại điểm 3 khoản III phần A hoặc hồ sơ yêu cầu giám định quy định tại điểm 4 khoản III phần A Quy trình này phải gửi tới Tổ chức pháp y tâm thần để nghiên cứu, xem xét trước khi quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu giám định;
b) Việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và giao nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 27 Luật giám định tư pháp;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, Tổ chức pháp y tâm thần phải có văn bản trả lời người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về việc tiếp nhận đối tượng giám định. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận trưng cầu hay yêu cầu giám định thì trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối.
...
Do đó, việc tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ được thực hiện như quy định trên.
Biên bản giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ sẽ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
3. Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
5. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, biên bản giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định trên hồ sơ sẽ gồm những nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
- Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
- Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
- Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?