Giám định nội trú trong giám định pháp y tâm thần được hiểu như thế nào? Tổ chức giám định pháp y tâm thần từ chối giám định nội trú trong các trường hợp nào?
Giám định nội trú trong giám định pháp y tâm thần được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
Căn cứ tình hình thực tế, tính chất từng vụ việc, các tổ chức pháp y tâm thần lựa chọn hình thức giám định pháp y tâm thần phù hợp theo quy trình giám định của một trong các hình thức giám định sau (giám định lần đầu áp dụng từ khoản I đến khoản V mục này):
I. Giám định nội trú
Là giám định tại cơ sở giám định pháp y tâm thần, áp dụng đối với những trường hợp chẩn đoán bệnh và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định khó khăn và phức tạp, gồm các bước như sau:
...
Như vậy giám định nội trú trong giám định pháp y tâm thần là giám định tại cơ sở giám định pháp y tâm thần, áp dụng đối với những trường hợp chẩn đoán bệnh và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định khó khăn và phức tạp.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần nội trú được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
a) Hồ sơ trưng cầu giám định quy định tại điểm 3 khoản III phần A hoặc hồ sơ yêu cầu giám định quy định tại điểm 4 khoản III phần A Quy trình này phải gửi tới Tổ chức pháp y tâm thần để nghiên cứu, xem xét trước khi quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu giám định;
b) Việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và giao nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 27 Luật giám định tư pháp;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, Tổ chức pháp y tâm thần phải có văn bản trả lời người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về việc tiếp nhận đối tượng giám định. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận trưng cầu hay yêu cầu giám định thì trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối.
...
Như vậy việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần nội trú được thực hiện như quy định trên.
Tổ chức giám định pháp y tâm thần từ chối giám định nội trú trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
2. Từ chối giám định:
Tổ chức pháp y tâm thần từ chối giám định khi có một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Như vậy tổ chức giám định pháp y tâm thần từ chối giám định nội trú trong các trường hợp sau:
- Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
- Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
- Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
- Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?