Giám định ADN danh tính liệt sĩ được thực hiện trong trường hợp nào? Nguyên tắc lấy mẫu để giám định ADN là gì?
Giám định ADN danh tính liệt sĩ được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 138 Nghị định 131/2021/NĐ-CP về nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nơi có hài cốt liệt sĩ hoặc khả năng có hài cốt liệt sĩ và thông tin về mộ liệt sĩ có trách nhiệm thông báo với cơ quan chức năng để tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin hoặc chưa có thông tin (sau đây gọi chung là hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin).
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ để thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
3. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin:
a) Bằng phương pháp thực chứng đối với hài cốt liệt sĩ khi quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ và mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ đối với trường hợp còn chưa đầy đủ thông tin.
b) Bằng phương pháp giám định ADN đối với hài cốt liệt sĩ khi quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ và mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ đối với trường hợp còn chưa đầy đủ hoặc chưa có thông tin.
Theo quy định trên, giám định ADN danh tính liệt sĩ được thực hiện đối với hài cốt liệt sĩ khi quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ và mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ đối với trường hợp còn chưa đầy đủ hoặc chưa có thông tin.
Giám định ADN danh tính liệt sĩ (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lấy mẫu để giám định ADN danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin là gì?
Căn cứ Điều 146 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tắc thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin như sau:
Nguyên tắc thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau:
a) Khi hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính.
b) Khi di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ.
c) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ còn thiếu thông tin nhưng có thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu trong các giấy tờ sau: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh, giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh theo Mẫu số 44 Phụ lục I Nghị định này và các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ.
d) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ không có thông tin nhưng danh sách liệt sĩ của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh có chung thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu và đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cung cấp danh sách.
đ) Khi một mộ liệt sĩ thiếu thông tin trong nghĩa trang liệt sĩ mà có nhiều đại diện thân nhân liệt sĩ cùng nhận.
2. Không thực hiện việc lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau:
a) Mộ liệt sĩ tập thể.
b) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định đính chính thông tin trên bia mộ.
c) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng.
d) Mộ liệt sĩ đã được lấy mẫu để giám định ADN, trừ trường hợp mẫu không phân tích được ADN thì được lấy mẫu lần hai.
3. Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ (sau đây gọi chung là mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ) trong các trường hợp hài cốt liệt sĩ hoặc mộ liệt sĩ còn thiếu hoặc không có thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, có thông tin về nhân thân.
Theo đó, việc lấy mẫu hài cốt liệt sĩ được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 146 nêu trên. Và trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 146 nêu trên thì sẽ không thực hiện việc lấy mẫu hài cốt liệt sĩ.
Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ trong các trường hợp hài cốt liệt sĩ hoặc mộ liệt sĩ còn thiếu hoặc không có thông tin quy định tại khoản 1 Điều 146 nêu trên, có thông tin về nhân thân.
Thủ tục lấy mẫu để giám định ADN danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 147 Nghị định 131/2021/NĐ-CP về quy trình, thủ tục lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin như sau:
Quy trình, thủ tục lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Đối với trường hợp đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận hài cốt liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm: tiếp nhận hài cốt và mẫu hài cốt liệt sĩ do đơn vị quy tập bàn giao; kiểm tra tình trạng hài cốt, ghi ký hiệu mẫu theo quy định tại Phụ lục số VIII và cập nhật vị trí mộ an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ; có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) đề nghị giám định mẫu.
...
b) Cục Người có công trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị giám định ADN thông báo về việc tiếp nhận và giám định mẫu hài cốt liệt sĩ.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Người có công, có trách nhiệm gửi mẫu kèm biên bản bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 82 Phụ lục I Nghị định này tới đơn vị giám định ADN và báo cáo Cục Người có công kèm biên bản bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ. Trường hợp gửi mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ thì kèm thông tin về ký hiệu mẫu của hài cốt liệt sĩ.
2. Đối với trường hợp di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ lập kế hoạch, dự toán kinh phí lấy mẫu hài cốt liệt sĩ gửi về Cục Người có công.
b) Cục Người có công trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí; chuyển kinh phí đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ:
...
3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 146 Nghị định này:
a) Đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo Mẫu số 30 Phụ lục I Nghị định này kèm theo bản sao được chứng thực từ: Bằng “Tổ quốc ghi công” và giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh theo Mẫu số 44 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, có trách nhiệm rà soát, nếu hồ sơ đang quản lý có thông tin về liệt sĩ và thân nhân thì có văn bản thông báo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ kèm các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.
...
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 146 Nghị định này:
a) Đại diện thân nhân hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng của mỗi liệt sĩ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Người có công thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều này.
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp tương ứng mà thủ tục lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 147 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?