Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 thực hiện ra sao?
- Mục tiêu tổng quát để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 là gì?
- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 thực hiện ra sao?
- Mục tiêu, đối tượng trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần được giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thế nào?
Mục tiêu tổng quát để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 là gì?
Theo Mục I.1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 quy định về mục tiêu tổng quát như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 (Hình từ Internet)
Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025 thực hiện ra sao?
Trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2025, việc giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, căn cứ theo tiểu mục b Mục II.2 Chương trình được ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
- Về việc giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó:
+ Giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ;
+ Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ;
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ;
+ Giải quyết sinh kế cho hơn 271.800 hộ;
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ;
+ Hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng.
- Sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 81.500 hộ, bao gồm:
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 17.400 hộ;
+ Bố trí định canh, định cư cho hơn 9.300 hộ dân tộc thiểu số;
+ Bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới cho hơn 8.400 hộ;
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác cho hơn 46.400 hộ.
Mục tiêu, đối tượng trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần được giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thế nào?
Tại tiểu mục a, b Mục III.1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 có quy định thì:
CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
a) Mục tiêu:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địa phương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống.
b) Đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt. Ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.
Như vậy, trên đây là các đối tượng, mục tiêu quy định trong Dự án 1 của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 cần được giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?