Giai đoạn cửa sổ là gì? Người nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ có cần thông báo với ai không?
Giai đoạn cửa sổ là gì? Người bị HIV ở giai đoạn cửa sổ có cần thông báo với ai không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2015/TT-BYT có quy định:
Giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian mà cơ thể người đã mang HIV, nhưng chưa sinh ra đủ kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường.
Như vậy, dù ở giai đoạn cửa sổ nhưng người này vẫn được xác định là đang mắc HIV. Do đó, người này có trách nhiệm thông báo đến những đối tượng sau đây, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
...
Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
...
Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình.
Quy định nhằm mục đích góp phần bảo vệ quyền được an toàn của mỗi cá nhân, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2020/TT-BYT còn quy định trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho nhân viên y tế như sau:
Người có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính
...
4. Người nhiễm HIV
...
b) Thông báo tình trạng nhiễm HIV dương tính của bản thân cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị khi tham gia dịch vụ khám, chữa bệnh để phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn cửa sổ là gì? Người nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ có cần thông báo với ai không? (Hình từ Internet)
Người nhiễm HIV không thông báo cho bên sắp cưới biết bị xử phạt như thế nào?
Hành vi không thông báo cho người sắp cưới biết mình bị nhiễm HIV trong thời gian hợp lý, có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt như sau, căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, nếu có việc lây nhiễm HIV xảy ra và hành vi này thỏa mãn các cấu thành thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 (khoản 2 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Bắt buộc xét nghiệm HIV khi nào?
Xét nghiệm HIV bao gồm xét nghiệm HIV tự nguyện và bắt buộc.
Theo đó, căn cứ Điều 27 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 quy định về xét nghiệm HIV tự nguyện như sau:
Xét nghiệm HIV tự nguyện
1. Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.
2. Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV.
3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người đó.
Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về xét nghiệm HIV bắt buộc như sau:
Xét nghiệm HIV bắt buộc
1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?