Giá trị nâng cấp tài sản cố định tại Ngân hàng nhà nước được thực hiện bằng những nguồn vốn nào?
- Giá trị nâng cấp tài sản cố định tại Ngân hàng nhà nước được thực hiện bằng những nguồn vốn nào?
- Đối với tài sản cố định là phương tiện vận tải khi cần tiến hành nâng cấp các đơn vị có cần xin phép nâng cấp tài sản cố định hay không?
- Kinh phí chi sửa chữa thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước thông báo phê duyệt sẽ sử dụng vào mục đích nào?
Giá trị nâng cấp tài sản cố định tại Ngân hàng nhà nước được thực hiện bằng những nguồn vốn nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
1. Nâng cấp tài sản cố định:
...
b) Đối với tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: Nâng cấp là việc bổ sung thêm một hoặc một số bộ phận làm cho tài sản cố định có thêm tính năng tác dụng mới (tính năng tác dụng mới phải là tính năng tác dụng chính của tài sản cố định) hoặc nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định so với thiết kế ban đầu. Khi cần tiến hành nâng cấp, các đơn vị phải có công văn đề nghị cho phép nâng cấp tài sản cố định, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định cần nâng cấp (nguyên giá tài sản cố định, giá trị đã trích khấu hao, giá trị còn lại, số năm đã sử dụng, số lần đã sửa chữa bảo dưỡng), lý do nâng cấp và lập dự toán số tiền nâng cấp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Khi có nhu cầu nâng cấp tài sản cố định là máy móc thiết bị, các đơn vị lập kế hoạch như mua sắm tài sản cố định.Trong trường hợp đột xuất, đơn vị lập tờ trình Thống đốc NHNN xem xét phê duyệt bổ sung Kế hoạch.
Giá trị nâng cấp tài sản cố định được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định và được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
...
Như vậy, theo quy định thì giá trị nâng cấp tài sản cố định được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định và được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
Giá trị nâng cấp tài sản cố định tại Ngân hàng nhà nước được thực hiện bằng những nguồn vốn nào? (Hình từ Internet)
Đối với tài sản cố định là phương tiện vận tải khi cần tiến hành nâng cấp các đơn vị có cần xin phép nâng cấp tài sản cố định hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
1. Nâng cấp tài sản cố định:
a) Đối với tài sản cố định là công trình xây dựng: Nâng cấp là việc xây dựng thêm một hoặc một số hạng mục công trình bổ sung thêm vào công trình xây dựng hiện có, làm tăng thêm diện tích sử dụng hoặc tăng tuổi thọ của công trình so với thiết kế ban đầu. Khi cần nâng cấp các loại tài sản cố định này, các đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
b) Đối với tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: Nâng cấp là việc bổ sung thêm một hoặc một số bộ phận làm cho tài sản cố định có thêm tính năng tác dụng mới (tính năng tác dụng mới phải là tính năng tác dụng chính của tài sản cố định) hoặc nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định so với thiết kế ban đầu. Khi cần tiến hành nâng cấp, các đơn vị phải có công văn đề nghị cho phép nâng cấp tài sản cố định, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định cần nâng cấp (nguyên giá tài sản cố định, giá trị đã trích khấu hao, giá trị còn lại, số năm đã sử dụng, số lần đã sửa chữa bảo dưỡng), lý do nâng cấp và lập dự toán số tiền nâng cấp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Khi có nhu cầu nâng cấp tài sản cố định là máy móc thiết bị, các đơn vị lập kế hoạch như mua sắm tài sản cố định.Trong trường hợp đột xuất, đơn vị lập tờ trình Thống đốc NHNN xem xét phê duyệt bổ sung Kế hoạch.
Giá trị nâng cấp tài sản cố định được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định và được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
...
Như vậy, đối với tài sản cố định là phương tiện vận tải, khi cần tiến hành nâng cấp, các đơn vị phải có công văn đề nghị cho phép nâng cấp tài sản cố định, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định cần nâng cấp, lý do nâng cấp và lập dự toán số tiền nâng cấp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Kinh phí chi sửa chữa thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước thông báo phê duyệt sẽ sử dụng vào mục đích nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
2. Bảo trì và sửa chữa tài sản cố định:
Bao gồm hoạt động duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa vừa và nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định.
a) Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa vừa và nhỏ (sửa chữa thường xuyên) tài sản cố định nhằm chống sự xuống cấp, bảo đảm tài sản hoạt động tốt, có độ tin cậy cao trong sử dụng.
Đối với kinh phí chi sửa chữa thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước thông báo phê duyệt trong kế hoạch chi phí quản lý giao khoán hàng năm: Các đơn vị chỉ được sử dụng để sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, điện, nước, sửa chữa nhỏ hàng rào, cống thoát nước, sửa chữa thường xuyên khác trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ khác.
Đối với việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ có giá trị ≥ 200 triệu đồng/lần sửa chữa phải được Ngân hàng nhà nước phê duyệt trước khi thực hiện.
Đối với việc sửa chữa thường xuyên tài sản có giá trị < 200 triệu đồng/lần sửa chữa nhưng việc sửa chữa làm thay đổi cơ bản kiến trúc và kết cấu công trình, các đơn vị phải lập thiết kế, dự toán trình Thống đốc phê duyệt trước khi thực hiện.
...
Như vậy, đối với kinh phí chi sửa chữa thường xuyên được Ngân hàng Nhà nước thông báo phê duyệt trong kế hoạch chi phí quản lý giao khoán hàng năm, các đơn vị chỉ được sử dụng để phục vụ cho các mục đích sau:
(1) Sửa chữa phương tiện vận tải,
(2) Sửa chữa máy móc thiết bị, điện, nước,
(3) Sửa chữa nhỏ hàng rào, cống thoát nước,
(4) Sửa chữa thường xuyên khác trụ sở làm việc
(5) Sữa chữa các công trình phụ trợ khác.
Lưu ý:
Đối với việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ có giá trị ≥ 200 triệu đồng/lần sửa chữa phải được Ngân hàng nhà nước phê duyệt trước khi thực hiện.
Đối với việc sửa chữa thường xuyên tài sản có giá trị < 200 triệu đồng/lần sửa chữa nhưng việc sửa chữa làm thay đổi cơ bản kiến trúc và kết cấu công trình, các đơn vị phải lập thiết kế, dự toán trình Thống đốc phê duyệt trước khi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?