Gia đình được giao chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có phải đăng ký khai sinh cho trẻ luôn không?

Gia đình tôi được Ủy ban nhân dân xã giao chăm sóc, nuôi dưỡng 1 bé trai bị bỏ rơi. Vậy gia đình tôi có phải đăng ký khai sinh cho trẻ luôn không? Nếu không có giấy chứng sinh thì sử dụng giấy tờ gì để thay thế? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!

Gia đình được giao chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có phải đăng ký khai sinh cho trẻ luôn không?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:

"1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
..."

Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em.

Gia đình được giao chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có phải đăng ký khai sinh cho trẻ luôn không?

Gia đình được giao chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có phải đăng ký khai sinh cho trẻ luôn không?

Nếu không xác định được dân tộc của trẻ bị bỏ rơi thì việc ghi thông tin trên giấy khai sinh và sổ sổ tịch như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh gồm:

"1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh."

Bên cạnh đó khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:

"Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”."

Như vậy trong trường hợp này phần dân tộc trong giấy khai sinh sẽ bỏ trống, còn trong sổ hộ tịch sẽ ghi là "Trẻ bị bỏ rơi".

Trẻ em bị bỏ rơi không có giấy chứng sinh thì sử dụng giấy tờ gì để thay thế?

Tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau:

"1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn."

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

"1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật."

khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

"1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu."

Nếu không có giấy chứng sinh thì sử dụng biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập để đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

Tải về mẫu giấy chứng sinh mới nhất 2023: Tại Đây

Trẻ bị bỏ rơi
Đăng ký khai sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đăng ký khai sinh và xác định cha cho trẻ khi người mẹ bỏ đi biệt tích
Pháp luật
Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
Pháp luật
Tên con gái may mắn tài lộc 2025? Làm giấy khai sinh cho con cần những gì 2025? Khai sinh cho con chậm nhất bao lâu?
Pháp luật
Ông bà có thể đăng ký khai sinh cho cháu được không? Làm giấy khai sinh ở quê cha hay quê mẹ?
Pháp luật
Có thể đăng ký khai sinh tại nơi đăng ký tạm trú hay không? Khi đăng ký khai sinh có bắt buộc phải có giấy chứng sinh không?
Pháp luật
Có thể ủy quyền cho người khác đi đăng ký khai sinh cho con mình không? Nếu được thì thủ tục đăng ký khai sinh ủy quyền được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm quy định về đăng ký khai sinh có thể bị xử phạt lên đến 5 triệu đồng theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Khi nào thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, khi nào đăng ký ở Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Pháp luật
Sổ hộ tịch UBND vẫn còn giữ lại thông tin Giấy khai sinh thì khi bị mất có được cấp lại sổ gốc không hay chỉ được cấp bản sao?
Pháp luật
Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp nào và trong bao nhiêu ngày? Trình tự thủ tục làm giấy khai sinh cho con gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ thực hiện liên thông điện tử đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi được nộp sau 15 giờ thì thời gian giải quyết được tính từ khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ bị bỏ rơi
1,430 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ bị bỏ rơi Đăng ký khai sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ bị bỏ rơi Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký khai sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào