Giá đất phổ biến trên thị trường tăng bao nhiêu so với giá đất tối đa trong khung giá đất thì điều chỉnh khung giá đất?
Giá đất phổ biến trên thị trường là gì?
Giá đất phổ biến trên thị trường được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì giá đất phổ biến trên thị trường là mức giá xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất xác định từ chi phí, thu nhập của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.
Giá đất phổ biến trên thị trường tăng bao nhiêu so với giá đất tối đa trong khung giá đất thì điều chỉnh khung giá đất? (Hình từ Internet)
Giá đất phổ biến trên thị trường tăng bao nhiêu so với giá đất tối đa trong khung giá đất thì điều chỉnh khung giá đất?
Giá đất phổ biến trên thị trường tăng bao nhiêu so với giá đất tối đa trong khung giá đất thì điều chỉnh khung giá đất, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:
Điều chỉnh khung giá đất
1. Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất.
2. Nội dung điều chỉnh khung giá đất:
a) Điều chỉnh mức giá tối thiểu, tối đa của một loại đất hoặc một số loại đất hoặc tất cả các loại đất trong khung giá đất;
b) Điều chỉnh khung giá đất tại một vùng kinh tế hoặc một số vùng kinh tế hoặc tất cả các vùng kinh tế; tại một loại đô thị hoặc một số loại đô thị hoặc tất cả các loại đô thị.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giá đất phổ biến trên thị trường tăng 20% so với giá đất tối đa trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất.
Trình tự điều chỉnh khung giá đất thực hiện như thế nào?
Trình tự điều chỉnh khung giá đất thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:
Điều chỉnh khung giá đất
…
3. Trình tự điều chỉnh khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị cần điều chỉnh khung giá đất;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
d) Xây dựng khung giá đất điều chỉnh và Tờ trình về việc điều chỉnh khung giá đất;
đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
e) Thẩm định dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
g) Hoàn thiện khung giá đất điều chỉnh trình Chính phủ ban hành.
4. Hồ sơ khung giá đất điều chỉnh trình Chính phủ ban hành bao gồm:
a) Tờ trình về việc ban hành khung giá đất điều chỉnh;
b) Dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
c) Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất điều chỉnh;
d) Văn bản thẩm định khung giá đất điều chỉnh.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất điều chỉnh. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định khung giá đất điều chỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự điều chỉnh khung giá đất thực hiện như sau:
- Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị cần điều chỉnh khung giá đất;
- Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
- Xây dựng khung giá đất điều chỉnh và Tờ trình về việc điều chỉnh khung giá đất;
- Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
- Thẩm định dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
- Hoàn thiện khung giá đất điều chỉnh trình Chính phủ ban hành.
Ai có trách nhiệm điều chỉnh khu giá đất trình Chính phủ ban hành?
Ai có trách nhiệm điều chỉnh khu giá đất trình Chính phủ ban hành, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, điều chỉnh khung giá đất trình Chính phủ ban hành;
b) Hướng dẫn phương pháp định giá đất; việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể theo quy định; hoạt động tư vấn xác định giá đất; xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về giá đất trong hệ thống thông tin đất đai; lập bản đồ giá đất;
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc áp dụng phương pháp định giá đất; áp dụng bảng giá đất và giá đất cụ thể, đấu giá quyền sử dụng đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành chương trình bồi dưỡng về pháp luật đất đai và định giá đất;
đ) Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất trong hệ thống thông tin đất đai.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, điều chỉnh khung giá đất trình Chính phủ ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?