Giá cước dịch vụ bưu chính được xây dựng dựa trên căn cứ nào? Thời điểm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai giá cước?
Giá cước dịch vụ bưu chính được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Bưu chính 2010 quy định về giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
Giá cước dịch vụ bưu chính
1. Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính gồm:
a) Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường;
b) Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
2. Giá cước dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định theo quy định của Luật này và pháp luật về giá.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước;
b) Đăng ký, kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá;
c) Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính;
d) Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính.
Như vậy, theo quy định trên, giá cước dịch vụ bưu chính được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
- Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường;
- Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
Theo đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
(1) Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước;
(2) Đăng ký, kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá;
(3) Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính;
(4) Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính.
Giá cước dịch vụ bưu chính được xây dựng dựa trên căn cứ nào? Thời điểm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai giá cước? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai giá cước dịch vụ bưu chính tại thời điểm nào?
Căn cứ Điều 15c Nghị định 47/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP quy định việc công khai giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
Công khai giá cước dịch vụ bưu chính
1. Đối tượng thực hiện:
a) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền quyết định, điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Nội dung công khai:
a) Giá cước dịch vụ bưu chính bằng đồng Việt Nam, đã gồm các loại thuế, phụ phí của dịch vụ;
b) Thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Thời điểm công khai: Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ.
4. Hình thức công khai: Dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân.
5. Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
Theo đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải công khai giá cước dịch vụ bưu chính kể từ thời điểm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công khai giá cước dưới một hoặc một số hình thức như sau:
- Niêm yết tại điểm phục vụ;
- Thông báo bằng văn bản;
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 13 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quy định giá cước dịch vụ bưu chính không đúng thẩm quyền;
b) Không thông báo giá cước dịch vụ bưu chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
d) Không thực hiện việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí;
đ) Không thực hiện một trong các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
...
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên là mức xử phạt đối với tổ chức, với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?