Giá bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu? Có bắt buộc phải mang theo bảo hiểm thân vỏ ô tô khi tham gia giao thông không?
Bảo hiểm thân vỏ ô tô có phải là bảo hiểm bắt buộc hay không? Giá bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu?
Bảo hiểm thân vỏ ô tô có phải là bảo hiểm bắt buộc hay không?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:
Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Mặt khác, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định nào cụ thể về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.
Tuy nhiên đối chiếu với các quy định của pháp luật thì bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là loại bảo hiểm tự nguyện, việc quyết định mua hay không mua loại hình bảo hiểm này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ xe ô tô.
Trong đó, có thể hiểu bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là sản phẩm bảo hiểm cho các tổn thất, thiệt hại do những tác động từ bên ngoài mang tính chất không lường trước được như thiên tai, tai nạn bất ngờ, cháy nổ, mất cắp bộ phận hoặc toàn bộ xe...
Tùy từng trường hợp cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng mà khi xảy ra các tổn thất, thiệt hại thì chủ xe sẽ được bồi thường một phần nào đó hoặc toàn bộ xe.
Vậy giá bảo hiểm thân vỏ ô tô trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên thì bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là loại hình bảo hiểm tự nguyện và việc quyết định mua hay không mua loại hình bảo hiểm này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ xe ô tô.
Do đó, mức phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô sẽ phụ thuộc vào đơn giá của từng đơn vị kinh doanh bảo hiểm cũng như thỏa thuận giá giữa đơn vị kinh doanh bảo hiểm và khách hàng.
Trên thực tế, đại đa số các công ty bảo hiểm sẽ thường tính phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô trên giá trị xe (dựa trên tỷ lệ phần trăm nhân với giá trị hóa đơn của xe ô tô).
Khách hàng có thể tham khảo phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô được tính theo cách này như sau:
- Nếu là xe mới thì giá trị xe được tính theo giá niêm yết của hãng xe trên thị trường.
- Đối với xe cũ, giá trị xe được tính như sau:
(Tỷ lệ phần trăm khối lượng còn lại tối thiểu của xe) x (giá trị xe mới 100%).
Bảo hiểm thân vỏ ô tô có phải là bảo hiểm bắt buộc hay không? Giá bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải mang theo bảo hiểm thân vỏ ô tô khi tham gia giao thông không?
Căn cứ tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các điều kiện cần thiết của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo phân tích ở trên, bảo hiểm thân vỏ ô tô là loại bảo hiểm không thuộc bắt buộc, do đó có thể hiểu chủ xe ô tô khi tham gia giao thông không cần phải mang theo bảo hiểm thân vỏ ô tô.
Xe ô tô phải bảo đảm những quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gì để tham gia giao thông?
Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cụ thể sau đây:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe;
Lưu ý: trong trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
- Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất? Tải mẫu?
- Tổng hợp mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất? Cách ghi biên bản điều tra tai nạn lao động?