Ghép mô, bộ phận cơ thể người là gì? Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng chế độ gì?
- Ghép mô, bộ phận cơ thể người là gì?
- Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ gì?
- Có phải trong mọi trường hợp đều phải giữ bí mật thông tin liên quan đến người được ghép mô, bộ phận cơ thể người không?
- Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?
Ghép mô, bộ phận cơ thể người là gì?
Ghép mô, bộ phận cơ thể người được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.
2. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
...
8. Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.
...
Theo quy định trên, ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.
Ghép mô, bộ phận cơ thể người là gì? (Hình từ Internet)
Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ gì?
Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 33 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người
1. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán viện phí về việc ghép theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán viện phí.
Theo quy định trên, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán viện phí về việc ghép theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Có phải trong mọi trường hợp đều phải giữ bí mật thông tin liên quan đến người được ghép mô, bộ phận cơ thể người không?
Nguyên tắc trong việc ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, nguyên tắc trong việc ghép mô, bộ phận cơ thể người như sau:
- Tự nguyện đối với người được ghép.
- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
- Không nhằm mục đích thương mại.
- Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp đều phải giữ bí mật thông tin liên quan đến người được ghép mô, bộ phận cơ thể người mà có trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?
Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đủ những điều kiện được quy định tại Điều 30 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người
1. Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.
2. Có đơn tự nguyện xin ghép. Đối với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
3. Đối với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 15 của Luật này.
Như vậy, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.
- Có đơn tự nguyện xin ghép.
Đối với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
- Đối với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 15 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006, cụ thể:
Điều kiện, thủ tục lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống
1. Việc lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải tuân theo quy định tại Điều 14 của Luật này và chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.
2. Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người do cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này thành lập. Thành phần của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có ít nhất là năm người, bao gồm các chuyên gia về y tế, pháp luật và tâm lý.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?