Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không? Làm thế nào để phân biệt đâu là tài sản cố định?

Cho em hỏi bộ salon ghế 80 triệu để ở văn phòng công ty có được tính vào tài sản cố định không hay là công cụ dụng cụ ạ? Làm thế nào để có thể phân biệt được đâu là tài sản cố định? Cho em xin văn bản hướng dẫn.

Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không?

Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định được phân loại thành bao nhiêu loại tài sản theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định về phân loại tài sản cố định như sau:

"Điều 4. Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
..."

Như vậy, tài sản cố định được chia làm 02 loại gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định hữu hình. Trong mỗi loại tài sản cố định lại được chia thành 07 loại tài sản khác nhau.

Phân loại nguồn gốc hình thành nên tài sản cố định thực hiện như nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định về Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản như sau:

"Điều 4. Phân loại tài sản cố định
...
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;
d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;
đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;
e) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác"

Theo đó, việc phân loại nguồn gốc hình thành nên tài sản cố định dựa trên quy định nêu trên để thực hiện.

Ghế salon có được xem là tài sản cố định hay không và làm thế nào để phân biệt đâu là tài sản cố định?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau:

"Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương và yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tài sản cố định đối với các tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:
a) Tài sản (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
..."

Theo đó, tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:

- Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bộ ghế salon ở văn phòng công ty bạn chỉ có giá trị 80.000.000 đồng không đáp ứng đủ được 02 tiêu chí nên không được xem là tài sản cố định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,163 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào