Gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt và lập biên bản hành vi này không?
Gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;
b) Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
c) Gây rối tại phòng xử án;
d) Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở;
đ) Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử;
e) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác mặc dù đã được nhắc nhở;
g) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa;
h) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án rời khỏi phòng xử án khi phiên tòa đang diễn ra không có lý do chính đáng và không được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
i) Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
...
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Theo quy định trên, gây rối tại phòng xử án là một trong những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp.
Do đó, việc gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phòng xử án.
Gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi gây rối tại phòng xử án không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền xử phạt của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kể từ khi được phân công như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo quy định trên, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt là 1.000.000 đồng.
Mà việc gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phòng xử án.
Như vậy, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi gây rối tại phòng xử án nêu trên.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi gây rối tại phòng xử án không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có bao gồm người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, trong đó có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi gây rối tại phòng xử án.
Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?