Gạo dự trữ quốc gia nhập kho và xuất kho cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào về chất lượng gạo?
Gạo dự trữ quốc gia khi nhập kho cần đảm bảo những yêu cầu nào về chất lượng?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia, chất lượng gạo nhập kho được quy định như sau:
2.1. Chất lượng gạo nhập kho
Gạo nhập kho dự trữ quốc gia phải là gạo mới. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất, thời vụ từng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định mua loại gạo (hạt dài hay hạt ngắn), tỷ lệ tấm, vùng miền sản xuất, thời vụ nhập kho phù hợp.
2.1.1. Yêu cầu cảm quan
- Màu sắc: Màu trắng, đặc trưng cho từng giống, từng loại gạo và không bị biến màu.
- Mùi, vị: Có mùi thơm đặc trưng của từng giống, từng loại gạo; không có mùi, vị lạ.
- Tạp chất: Không có tạp chất lạ.
- Đánh bóng: Sạch cám, bề mặt hạt gạo bóng.
- Sinh vật hại: Gạo nhập kho không bị nấm mốc, không có côn trùng sống và sinh vật hại nhìn thấy bằng mắt thường.
2.1.2. Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng
Gạo nhập kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo nhập kho dự trữ quốc gia (Phụ lục 1a).
Dẫn chiếu đến Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo nhập kho dự trữ quốc gia tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia:
2.1.3. Yêu cầu an toàn thực phẩm
- Dư lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép: Đáp ứng yêu cầu quy định tại Danh mục tên thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn tối đa đối với gạo (Phụ lục 2).
- Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng cho phép:
STT | Tên chỉ tiêu | Mức tối đa |
1 | Hàm lượng cadimi, mg/kg | 0,4 |
2 | Hàm lượng asen, mg/kg | 1,0 |
3 | Hàm lượng chì, mg/kg | 0,2 |
- Giới hạn tối đa độc tố vi nấm cho phép:
STT | Tên chỉ tiêu | Mức tối đa |
1 | Hàm lượng aflatoxin B1, μg/kg | 5 |
2 | Hàm lượng aflatoxin tổng số, μg/kg | 10 |
Nhập kho, xuất kho gạo dự trữ quốc gia
Gạo dự trữ quốc gia khi xuất kho cần đáp ứng những yêu cầu nào về chất lượng?
Yêu cầu về chất lượng đối với gạo dự trữ quốc gia xuất kho được quy định tại tiểu mục 2.2. Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia như sau:
2.2. Chất lượng gạo xuất kho
Gạo xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo xuất kho dự trữ quốc gia (Phụ lục 1b).
Dẫn chiếu đến Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo xuất kho dự trữ quốc gia tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia:
Quy trình nhập kho và xuất kho đối với gạo dự trữ quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.3 và tiểu mục 4.5 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC về Gạo dự trữ quốc gia có nêu cụ thể như sau:
(1) Quy trình nhập:
4.3. Quy trình nhập
4.3.1. Chuẩn bị kho
- Làm phẳng nhẵn nền kho, tường kho.
- Vệ sinh và sát trùng kho, các vật tư dùng để kê lót kho nhập gạo: Màng, palet, cầu đổ thóc...
4.3.2. Kỹ thuật định hình gia công túi PVC bảo quản
- Túi bảo quản kín lô gạo được gia công từ màng PVC bao gồm tấm phủ và tấm sàn. Chiều dài và chiều rộng túi lớn hơn kích thước khối hạt tối thiểu 20 cm, chiều cao túi lớn hơn từ 20 cm đến 30 cm so với chiều cao khối hạt.
- Trải tấm sàn và xếp palet (nếu có).
+ Kiểm tra kỹ mặt nền và các mối dán của tấm sàn.
+ Trải phẳng tấm sàn theo vị trí lô gạo đã xác định.
+ Trong trường hợp sử dụng palet thì palet được xếp chắc chắn lên tấm sàn cách đều các cạnh tấm sàn từ 25 cm đến 30 cm. Yêu cầu khi xếp, điều chỉnh palet phải nhẹ tay, không được rê, kéo làm xước, rách màng. Trong lúc chưa dán kín lô gạo, phần màng nền xung quanh palet cần cuộn lại tránh bị dẫm đạp và bụi bẩn.
- Tấm phủ được dán với tấm sàn làm kín lô gạo sau khi nhập đầy lô.
4.3.3. Quy trình kiểm tra khi nhập kho
4.3.3.1. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan
Lô gạo chuyển đến nhập kho phải kèm theo Giấy xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng nhập kho theo quy định tại Mục 2.1 của Quy chuẩn này do tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp.
4.3.3.2. Kiểm tra bao bì, khối lượng gạo nhập kho
- Kiểm tra bao bì đóng gói theo quy định tại điểm 4.2.7 và theo hợp đồng đã ký kết.
- Gạo được qua cân 100% hoặc cân theo hình thức giám định theo thỏa thuận của các bên. Tổng số gạo giao nhận đúng với số lượng theo hợp đồng đã ký.
- Thủ kho phải theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác khối lượng gạo nhập kho theo quy định.
4.3.3.3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng của lô hàng
Sau khi đã kiểm tra tại tiết 4.3.3.1 và 4.3.3.2 đảm bảo theo yêu cầu quy định, kỹ thuật viên đơn vị dự trữ quốc gia lấy mẫu đại diện của lô hàng theo quy định tại khoản 3.1 Mục 3 của Quy chuẩn. Kỹ thuật viên kiểm tra, phân tích chỉ tiêu chất lượng gạo theo quy định tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 khoản 2.1 Mục 2 của Quy chuẩn.
4.3.4. Kê xếp gạo trong kho
- Các bao gạo cần được xếp ngay ngắn, thẳng hàng để mặt lô không bị lồi lõm lượn sóng. Lớp bao đầu tiên xếp nhô ra ngoài cạnh palet từ 5 cm đến 10 cm (không để các cạnh palet cọ sát vào màng PVC). Các hàng bao phía trên xếp thu dần vào sao cho đỉnh lô tạo với chân lô theo phương thẳng đứng một góc từ 3° đến 5°. Các đầu miệng bao không để quay ra phía ngoài lô.
- Không xếp gối các đầu bao lên nhau nhằm tạo ra các khe hở để khí nạp vào nhanh chóng phân bổ đều trong toàn lô.
- Trong cùng một lớp các bao được xếp đan khóa vào nhau (xem hình vẽ). Toàn bộ lô gạo khi xếp xong đảm bảo vững chắc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản.
- Gạo được xếp thành lô, mỗi lô có khối lượng không lớn hơn 300 tấn tuỳ theo kích thước, loại hình kho; đảm bảo lớp trên cùng cách trần kho không nhỏ hơn 1,5 m. Lô gạo cách tường không nhỏ hơn 0,5 m, các lô cách nhau không nhỏ hơn 0,8 m. Trường hợp không sử dụng palet, các bao gạo thuộc lớp sát nền xếp cách nhau từ 3 cm đến 5 cm để đảm bảo độ thông thoáng.
Lớp thứ nhất (lớp lẻ) | Lớp thứ hai (lớp chẵn) |
(2) Quy trình xuất kho
4.5. Quy trình xuất kho
- Mở van khóa khí để cân bằng áp suất khí trong và ngoài lô gạo.
- Cắt tấm màng PVC: Cắt xung quanh chân sát với tấm sàn (cắt sát theo đường dán).
- Xuất gạo theo nguyên tắc: Trong một lô xuất theo từng hàng bao từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, xuất gọn từng lô hàng. Trường hợp lô gạo buộc phải xuất thành nhiều đợt phải có phương án bảo quản phù hợp, chỉ mở tấm phủ để lô gạo thông thoáng trước khi xuất kho 2 h.
Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành có những quy chuẩn cụ thể đối với chất lượng của gạo dự trữ quốc gia khi nhập kho và xuất kho. Đồng thời, quy trình nhập và xuất kho cũng được quy định cụ thể, nhằm đảm bảo thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?