Ga khu đoạn là gì? Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
Ga khu đoạn là gì?
Ga khu đoạn được giải thích tại tiết 3.1.17 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:
3.1.17 Ga khu đoạn (Sectioning station)
Là ga chính giữa 2 khu đoạn chạy tầu, ngoài những tác nghiệp đón tiễn nhường tránh tầu, ga khu đoạn có tác nghiệp chính là giải thể, lập tầu, chỉnh bị và thay đổi đầu máy.
...
Theo đó, gia khi đoạn (Sectioning station) được hiểu là ga chính giữa 2 khu đoạn chạy tầu, ngoài những tác nghiệp đón tiễn nhường tránh tầu, ga khu đoạn có tác nghiệp chính là giải thể, lập tầu, chỉnh bị và thay đổi đầu máy.
Ga khu đoạn là gì? Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần phải căn cứ vào những yếu tố nào? (hình từ internet)
Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:
5.3 Mặt bằng đường trong ga
5.3.1 Yêu cầu chung về mặt bằng đường trong ga
5.3.1.1 Khi thiết kế xây dựng mới ga tránh, ga trung gian hay ga khu đoạn trên tuyến đường phải căn cứ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đi tầu của ga và địa hình, địa mạo khu vực dân cư, cơ sở kinh tế dọc tuyến để lựa chọn, bố trí mặt bằng các ga cho phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường mà tuyến đường đó đảm nhiệm.
5.3.1.2 Nên so sánh kinh tế kỹ thuật để bố trí mặt bằng ga theo loại hình: xếp ngang, xếp dọc hay nửa xếp dọc phù hợp với sự phát triển đường chính từ đường đơn lên đường đôi sau này. Nói chung loại hình ga nên dùng kiểu xếp ngang và nên sử dụng thiết kế theo tiêu chuẩn, theo định hình và điển hình.
5.3.1.3 Khi tính toán thiết kế, cần phải xem xét sao cho có thể giảm tối đa diện tích sử dụng đất và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng đơn giản, tiết kiệm kinh phí nhất.
...
Theo đó, khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn trên tuyến đường phải căn cứ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đi tầu của ga và địa hình, địa mạo khu vực dân cư, cơ sở kinh tế dọc tuyến để lựa chọn, bố trí mặt bằng các ga cho phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường mà tuyến đường đó đảm nhiệm.
Ngoài ra, khi tính toán thiết kế, cần phải xem xét sao cho có thể giảm tối đa diện tích sử dụng đất và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng đơn giản, tiết kiệm kinh phí nhất.
Nền ga khu đoạn được bố trí ra sao?
Nền ga khu đoạn được quy định tại tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:
5.4.2 Thiết kế mặt cắt dọc đường trong ga
5.4.2.1 Nền ga khu đoạn, ga trung gian, ga tránh nên bố trí trên đường bằng, khi gặp khó khăn có thể bố trí trên đường dốc, nhưng độ dốc không được lớn hơn 2,5 ‰. Trong mọi trường hợp, độ dốc bình quân không được lớn hơn độ dốc hạn chế trừ đi lực cản khởi động và lực cản của đường cong để bảo đảm cho đoàn tầu có thể khởi động được ở vị trí bất lợi nhất. Lực cản khởi động của đoàn tầu không nhỏ hơn 4 kg/Tấn.
5.4.2.2 Chiều dài toàn bộ của nền ga nên đặt trên một đoạn dốc, khi địa hình khó khăn có thể đặt trên những đoạn dốc khác nhau. Chiều dài đoạn dốc và phương pháp nối dốc trên mặt cắt dọc của nền ga phải có cùng quy định như đường chính khu gian.
5.4.2.3 Phạm vi chiều dài dùng được của đường đón tiễn ga khu đoạn, ga trung gian, ga tránh trong trường hợp bình thường phải thiết kế đặt trên đường bằng. Khi điều kiện địa hình khó khăn, nếu giảm được khối lượng đào, đắp hay rút ngắn được chiều dài đặt ray, thì ga tránh, ga trung gian có thể bố trí một phần hay toàn bộ trên đoạn dốc phù hợp với quy định của điều 5.4.2.4.
Đường đón tiễn chuyên dùng cho một hướng, nói chung phải thiết kế đường bằng hay trên đường xuống dốc theo hướng xe nặng.
Như vậy, nền ga khu đoạn nên bố trí trên đường bằng, khi gặp khó khăn có thể bố trí trên đường dốc, nhưng độ dốc không được lớn hơn 2,5 ‰.
Trong mọi trường hợp, độ dốc bình quân không được lớn hơn độ dốc hạn chế trừ đi lực cản khởi động và lực cản của đường cong để bảo đảm cho đoàn tầu có thể khởi động được ở vị trí bất lợi nhất.
Lực cản khởi động của đoàn tầu không nhỏ hơn 4 kg/Tấn.
Cũng theo quy định này, phạm vi chiều dài dùng được của đường đón tiễn ga khu đoạn trong trường hợp bình thường phải thiết kế đặt trên đường bằng.
Khi điều kiện địa hình khó khăn, nếu giảm được khối lượng đào, đắp hay rút ngắn được chiều dài đặt ray, thì ga tránh, ga trung gian có thể bố trí một phần hay toàn bộ trên đoạn dốc phù hợp với quy định của điều 5.4.2.4.
Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến áp dụng cho công tác thiết kế mới đường sắt khổ 1000 mm với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/h (bao gồm: mặt bằng, mặt cắt dọc, nền đường, kiến trúc tầng trên đường sắt, đường lánh nạn và giao cắt giữa đường sắt với đường bộ) thuộc đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?