Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi theo QCVN 3:2019/BKHCN cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em tiến hành thực hiện như thế nào?
Tại tiểu mục 4.4.1, Mục 4.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định về trình tự thủ tục Công bố hợp quy như sau:
- Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư 27/2007/TT-BKHCN.
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN.
Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi theo Quy chuẩn cần đảm bảo các yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi theo Quy chuẩn cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Theo Mục 2.1.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN như sau:
"2.1.3.2.2 Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi
Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg."
Theo đó, Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi theo Quy chuẩn cần đảm bảo các yêu cầu như sau: Về các chi tiết bằng vải dệt, bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Còn đối với các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.
Trên nhãn đồ chơi trẻ em cần thể hiện những nội dung nào?
Theo Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3/2019:BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BKHCN quy định yêu cầu ghi nhãn.
Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Cụ thể tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
- Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
+ Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
- Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
- Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
(2) Tên hàng hóa
- Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
- Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
- Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?