Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào? Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào? Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào?

>> Cách check var sao kê MTTQVN file Vietcombank

>> Hướng dẫn cách check var file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết

>> Số tài khoản MTTQ Lào Cai

Để tìm hiểu thêm thông tin "Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào?" tham khảo quy định dưới đây:

Fake sao kê có thể bị xử phạt hành chính nếu hành vi fake sao kê nhằm mục địch cung cấp, chia sẽ thông tin giả mạo thì có thể bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc tung tin giả như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
...

Theo đó, hành vi fake sao kê cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

*Lưu ý: Mức phạt trên đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 đối với tổ chức.

Như vậy, cá nhân fake sao kê tung tin giả có thể bị phạt tứ 5-10 triệu đồng.

Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào? Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào? Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung 2017) về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật bị xử lý như sau:

Khung 1:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các khung hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Việc tổ chức vận động, kêu gọi từ thiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Tại Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau:

- Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.

- Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.

- Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.

Sao kê tài khoản ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách sao kê tiền từ thiện của Vietinbank đến 12/9 ủng hộ lũ lụt miền Bắc qua tài khoản Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào? Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự như thế nào?
Pháp luật
Link file sao kê PDF Quỹ Tấm lòng Việt VTV tiền ủng hộ đồng bào bị lũ lụt từ ngày 9 9 2024 đến ngày 14 9 2024?
Pháp luật
Thứ 7 Chủ nhật ngân hàng có sao kê không? Những ngân hàng nào có sao kê tài khoản vào Thứ 7 Chủ nhật?
Pháp luật
Hướng dẫn tìm tên trên file sao kê của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiền ủng hộ qua Vietcombank như thế nào?
Pháp luật
Người fake thông tin sao kê lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Pháp luật
Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì? Tổ chức nhận tiền từ thiện có bắt buộc phải sao kê tài khoản không?
Pháp luật
Sao kê tiếng anh là gì? Check var là gì? File Sao kê MTTQ từ ngày 1 9 đến ngày 10 9 2024 tải ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sao kê tài khoản ngân hàng
2,981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sao kê tài khoản ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sao kê tài khoản ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào