Em gái của chồng muốn hưởng di sản thừa kế do chồng để lại thì theo quy đinh pháp luật có được không?
Em gái của chồng muốn hưởng di sản thừa kế do chồng để lại thì theo quy đinh pháp luật có được không?
Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, theo quy định những người thừa kế cùng hàng thứ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Vì căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng và khi người chồng mất không để lại di chúc nên khi có yêu cầu về chia di sản thì căn nhà sẽ được chia đôi (1/2 căn nhà là tài sản của người vợ; 1/2 căn nhà thuộc phần di sản của người chồng đã mất).
Theo đó, 1/2 căn nhà là di sản của chồng bạn khi mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, được chia đều cho bạn và cha mẹ của chồng bạn.
Tuy nhiên, theo trường hợp của bạn là tháng 3 năm 2023, cha mẹ chồng đều mất (mất sau chồng bạn) nên phần di sản mà cha mẹ chồng được hưởng từ chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể theo hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ chồng là em chồng bạn.
Như vậy, em gái của chồng bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha mẹ chồng được hưởng từ chồng bạn để lại.
Em gái của chồng muốn hưởng di sản thừa kế do chồng để lại thì theo quy đinh pháp luật có được không? (Hình từ Internet)
Có thể thỏa thuận với nhau trong việc phân chia di sản thừa kế hay không?
Theo Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:
Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Như vậy, khi có thông báo về việc mở thừa kế những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận với nhau về cách thức phân chia di sản.
Lưu ý: Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Theo đó, người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?