Đường sắt khổ 1435 mm được phân làm mấy cấp kỹ thuật? Những tiêu chuẩn cụ thể về cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm được quy định cụ thể như thế nào?
Đường sắt khổ 1435 mm được phân làm mấy cấp?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 2.1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, cấp kỹ thuật đường sắt được hiểu như sau:
"2.1.1
Cấp kỹ thuật đường sắt (Technical grading for railway)
Thứ hạng của tuyến, khu đoạn đường sắt căn cứ các tiêu chí kỹ thuật tương ứng theo quy định của tiêu chuẩn này."
Theo đó, tại tiểu mục 3.1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, việc phân cấp kỹ thuật đối với đường sắt khổ 1435 mm được quy định như sau:
"3.1.1 Cấp kỹ thuật đường sắt
Đường sắt khổ 1435 mm được chia thành các cấp kỹ thuật sau:
- Đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm;
- Đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm;
- Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm;
- Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm."
Như vậy, đường sắt khổ 1435 mm được phân thành 4 cấp kỹ thuật như quy định trên.
Đường sắt khổ 1435 mm được phân làm mấy cấp kỹ thuật? (Hình từ Internet)
Tốc độ thiết kế và bán kính đường cong tối thiểu tương ứng với từng cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm được quy định như thế nào?
Tốc độ thiết kế và bán kính đường cong tối thiểu tương ứng với các cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm được quy định tại tiểu mục 3.1.2.1 và tiểu mục 3.1.2.2 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia như sau:
"3.1.2.1 Tốc độ thiết kế
Tốc độ thiết kế ứng với các cấp kỹ thuật đường sắt được quy định ở bảng 1
Bảng 1 - Tốc độ thiết kế ứng với các cấp kỹ thuật đường sắt
Cấp kỹ thuật đường sắt | Tốc độ thiết kế (km/h) |
Đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm | < 200 |
Đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm | ≤ 160 |
Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm | ≤ 120 |
Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm | ≤ 80 |
3.1.2.2 Bán kính đường cong nằm tối thiểu
3.1.2.2.1 Bán kính đường cong nằm tối thiểu của chính tuyến trong trường hợp bình thường ứng với từng cấp kỹ thuật đường sắt được quy định ở bảng 2
Bảng 2 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu của chính tuyến theo từng cấp kỹ thuật đường sắt
Cấp kỹ thuật đường sắt | Bán kính đường cong nằm tối thiểu (m) |
Đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm | ≥ 2200 |
Đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm | ≥ 2000 |
Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm | ≥ 1200 |
Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm | ≥ 600 |
3.1.2.2.2 Bán kính đường cong nằm tối thiểu của chính tuyến tại các trường hợp đặc biệt được quy định như ở bảng 3
Bảng 3 - Bán kính đường cong nằm tối thiểu của chính tuyến tại các trường hợp đặc biệt
Cấp kỹ thuật đường sắt | Bán kính đường cong nằm tối thiểu trong trường hợp đặc biệt (m) |
Đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm | ≥ 2000 |
Đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm | ≥ 1600 |
Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm | ≥ 800 |
Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm | ≥ 500 |
CHÚ THÍCH: Trong điều kiện đặc biệt khó khăn, trên đoạn đường ra vào ga và trong một số trường hợp mà đoàn tàu phải gia tốc hoặc giảm tốc, nếu có đủ căn cứ kinh tế kỹ thuật, có thể sử dụng bán kính đường cong tương ứng với tốc độ chạy tàu. |
Độ đốc hạn chế của tuyến đường sắt theo cấp kỹ thuật đối với đường sắt khổ 1435 mm được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1.2.3 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, độ độc hạn chế (ip) được quy định như sau:
"3.1.2.3 Độ dốc hạn chế ip
3.1.2.3.1 Độ dốc hạn chế của tuyến (hoặc khu đoạn) thiết kế cần được so sánh, lựa chọn, xác định căn cứ vào cấp kỹ thuật đường sắt, điều kiện địa hình, loại hình sức kéo và yêu cầu chuyên chở, đồng thời cần xem xét tới sự kết hợp hài hòa với tuyến đường sắt có kết nối với tuyến (hoặc khu đoạn) này và được quy định ở bảng 4
Bảng 4 - Độ dốc hạn chế của tuyến đường sắt theo cấp kỹ thuật đường sắt
3.1.2.3.2. Trong phạm vi đường cong nằm, hầm cần phải tính toán triết giảm độ dốc hạn chế tuyến đường do lực cản tại đường cong, do giảm hệ số bám ray và lực cản không khí phát sinh khi đoàn tàu qua hầm.
Đường sắt khổ 1435 mm cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào về kích thước mặt nền đường và hệ thống thông tin khi thiết kế?
Theo quy định tại tiểu mục 3.1.2.4 và tiểu mục 3.1.2.5 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2020 về Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, kích thước mặt nền đường và hệ thống thông tin đối với từng cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm được quy định như sau:
3.1.2.4 Kích thước mặt nền đường
3.1.2.4.1 Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường và khoảng cách giữa hai tim đường chính tuyến liền kề trên đường thẳng được quy định ở bảng 5
Bảng 5 - Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường và khoảng cách giữa hai tim đường chính tuyến liền kề trên đường thẳng
Cấp kỹ thuật đường sắt | Bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường trên đường thẳng | Khoảng cách giữa hai tim đường sắt chính tuyến trên đường thẳng (m) |
Đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm | ≥ 4,0 | ≥ 4,3 |
Đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm | ≥ 3,5 | ≥ 4,2 |
Đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm | ≥ 3,2 | ≥ 4,0 |
Đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm | ≥ 2,9 | ≥ 4,0 |
Trong đường cong, bề rộng nhỏ nhất từ tim đường sắt ngoài cùng đến vai đường và khoảng cách giữa hai tim đường sắt chính tuyến phải được mở rộng theo quy định.
3.1.2.4.2 Trong ga và khu gian có từ ba đường trở lên, khoảng cách giữa hai tim đường lân cận còn phụ thuộc vào số lượng đường và kích thước thiết bị kỹ thuật được lắp đặt trên đó.
3.1.2.5 Hệ thống thông tin
3.1.2.5.1 Hệ thống thông tin đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm
- Hệ thống thông tin đảm bảo chức năng thông tin liên tục, chính xác; đảm bảo cho việc quản lý, khai thác đường sắt an toàn và thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ đường sắt.
- Hệ thống thông tin được lắp đặt trên đường truyền dẫn chuyên dùng riêng biệt; sử dụng cáp quang, kết hợp với thông tin vô tuyến, kể cả thông tin vệ tinh; được trang bị mạch vòng để đảm bảo thông tin luôn được thông suốt trong mọi tình huống.
- Hệ thống thông tin đảm bảo đường truyền dẫn và thiết bị đầu cuối được dự phòng 1+1, hoạt động ổn định, chắc chắn, phục vụ cho các hệ thống điều khiển chạy tầu và các dịch vụ thông tin khác.
3.1.2.5.2 Hệ thống thông tin đường sắt cấp 2 - khổ 1435 mm và đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm.
Hệ thống thông tin cần tuân thủ theo các quy định như đã nêu đối với đường sắt cấp 1 - khổ 1435 mm, tuy nhiên mức độ vận dụng cần linh hoạt tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng của từng tuyến cụ thể.
3.1.2.5.3 Hệ thống thông tin đường sắt cấp 4 - khổ 1435 mm.
Trường hợp chưa trang bị được hệ thống thông tin như đối với đường sắt cấp 3 - khổ 1435 mm thì có thể:
- Sử dụng hệ thống truyền dẫn cáp đồng và cáp quang từng tuyến.
- Sử dụng hệ thống tổng đài kỹ thuật số dung lượng nhỏ.
- Sử dụng hệ thống điện thoại chuyên dùng công nghệ số hoặc tương tự.
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về việc phân cấp kỹ thuật đường sắt nói chung và các quy định về cấp kỹ thuật đường sắt khổ 1435 mm nói riêng khi thiết kế và xây dựng cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?