Đường ngang công cộng là gì? Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Đường ngang công cộng là gì?
Đường ngang công cộng được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT như sau:
Đường ngang công cộng là đoạn đường bộ thuộc quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
Theo đó, đường ngang công cộng là đoạn đường bộ thuộc quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT như sau:
Vị trí đặt và góc giao cắt của đường ngang
1. Khi xây dựng mới đường ngang phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
b) Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;
c) Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;
d) Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);
đ) Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);
e) Trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
2. Đối với đường ngang hiện tại không thỏa mãn các Điều kiện tại Khoản 1 Điều này phải cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu hoặc tạm thời duy trì nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện giao thông qua đường ngang.
3. Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 45°.
Theo quy định thì khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
- Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;
- Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;
- Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);
- Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);
- Trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Đường ngang công cộng là gì? Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang công cộng là gì?
Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang
Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ, đồng thời phải bảo đảm các quy định cụ thể sau đây:
1. Bình diện: Đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài tối thiểu bằng Khoảng cách tầm nhìn hãm xe tại Phụ lục 2 của Thông tư này, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 mét (m).
Đối với đường ngang có bố trí dải phân cách giữa, khoảng cách từ mép ray ngoài cùng đến đầu đảo dải phân cách tối thiểu là 6 mét (m).
2. Trắc dọc:
a) Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16 mét (m), trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 mét (m);
b) Đoạn đường bộ tiếp theo có độ dốc không quá 3% trên chiều dài tối thiểu 20 mét (m); trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 6%;
c) Đoạn đường bộ đi qua hai đường sắt trở lên, độ dốc dọc của đường bộ được xác định theo cao độ đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.
3. Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 6 mét (m). Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 6 mét (m) thì đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1.
Bề rộng phần lề đường tối thiểu phải bảo đảm đủ để lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.
4. Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để bảo đảm thoát nước của khu vực.
5. Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Trong trường hợp này, đoạn đường bộ trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 25 mét (m).
6. Đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang trong khu dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?