Đường BOT lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- Đường BOT lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- Ai có trách nhiệm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ lựa chọn biến pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT?
- Nguyên nhân dẫn đến điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được phân tích và xác định đối với đường BOT như thế nào?
- Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
Đường BOT lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 13 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Lựa chọn biện pháp khắc phục
Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 của Thông tư này, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
1. Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
2. Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
3. Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Theo đó, căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
- Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
- Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Ai có trách nhiệm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ lựa chọn biến pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với đường BOT?
Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
...
Như vậy, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ.
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Nguyên nhân dẫn đến điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được phân tích và xác định đối với đường BOT như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân
Căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.
Theo đó, căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn.
Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.
Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ do ai thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nào?
Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý
1. Việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông do Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ và đường địa phương), về tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng (đối với đường chuyên dùng).
2. Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.
Như vậy, đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu tư thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không?
- Được dùng ngân sách địa phương của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác không?
- Tải về mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng file excel mới? Bảng tiến độ thi công xây dựng là gì?
- Xử lý kỷ luật quân nhân sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thế nào?
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?