Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
Theo Điều 51 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Từ chối kết quả trúng đấu giá
1. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.
Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.
2. Trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người từ chối kết quả trúng đấu giá. Trường hợp không có người đấu giá tiếp thì cuộc đấu giá không thành.
Như vậy, có thể từ chối kết quả trúng đấu giá. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.
Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.
Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá? (hình từ internet)
Người tham gia đấu giá có được nhận lại tiền đặt trước khi từ chối kết quả trúng đấu giá không?
Theo Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
...
5. Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
a) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
b) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
d) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
7. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.
8. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Như vậy, từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định thì người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước
Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Như vậy, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
- Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
- Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?
- Mức nộp, hạn nộp thuế môn bài năm 2025 chi tiết nhất? Quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài 2025?
- Có phải làm lại thẻ căn cước/CCCD sau khi sáp nhập phường, xã? Sắp xếp đơn vị hành chính có cần đổi thẻ căn cước/CCCD không?
- Lương tháng 13 trả khi nào? Lương tháng 13 có phải trả trước tết âm lịch không? Nhận lương tháng 13 có phải đóng thuế?
- Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình? Tải mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công?