Được tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự là công ty nước ngoài thông qua văn phòng đại diện của công ty đó ở Việt Nam không?
- Những văn bản tố tụng dân sự nào phải được tống đạt?
- Được tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự là công ty nước ngoài thông qua văn phòng đại diện của công ty đó ở Việt Nam không?
- Việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự là công ty nước ngoài được thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai khi nào?
Những văn bản tố tụng dân sự nào phải được tống đạt?
Theo Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những văn bản tố tụng dân sự phải được tống đạt gồm:
- Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự.
- Bản án, quyết định của Tòa án.
- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự.
- Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.
Được tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự là công ty nước ngoài thông qua văn phòng đại diện của công ty đó ở Việt Nam không?
Việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
1. Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:
a) Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;
c) Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;
d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;
đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;
e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.
...
Theo quy định trên, trường hợp công ty nước ngoài có văn phòng đại diện ở Việt Nam thì có thể việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án thông qua văn phòng đại diện này.
Tống đạt văn bản tố tụng dân sự (Hình từ Internet)
Việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự của Tòa án cho đương sự là công ty nước ngoài được thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai khi nào?
Theo khoản 3 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
...
3. Trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
...
Đồng thời theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục niêm yết công khai như sau:
Thủ tục niêm yết công khai
1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 của Bộ luật này.
2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Như vậy, trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 nêu trên thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai trong thời 15 ngày tại những địa điểm sau:
+ Trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
+ Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
+ Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Lưu ý: Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?