Được tiêm thêm tối đa bao nhiêu mũi thuốc dùng cho thi hành án tử hình trong trường sau 3 mũi đầu nhưng chưa chết?
Được tiêm thêm tối đa bao nhiêu mũi thuốc dùng cho thi hành án tử hình trong trường sau 3 mũi đầu nhưng chưa chết?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:
Quy trình thực hiện tiêm thuốc
...
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
...
Theo đó, trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba.
Trường hợp đã tiêm hết liều thuốc thứ ba sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Như vậy, không có quy định về số lượng tối đa mũi tiêm thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình. Trường hợp sau lần tiêm thứ 3 mà tử tù vẫn chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Được tiêm thêm tối đa bao nhiêu mũi thuốc dùng cho thi hành án tử hình trong trường sau 3 mũi đầu nhưng chưa chết? (Hình từ Internet)
Một liều thuốc dùng cho thi hành án tử hình gồm bao nhiêu loại thuốc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc làm mất tri giác;
b) Thuốc làm liệt hệ vận động;
c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
4. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một liều thuốc dùng cho thi hành án tử hình gồm 03 loại thuốc, cụ thể:
- Thuốc làm mất tri giác;
- Thuốc làm liệt hệ vận động;
- Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Người thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình như sau:
Chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình
1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
3. Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Theo quy định trên, người thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở đối với 01 người.
Mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Như vậy, người thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng với số tiền là 2.340.000 đồng đối với 01 người.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phường An Hội Tây TPHCM được thành lập từ những phường nào của Quận Gò Vấp (cũ)? Nguyên tắc sắp xếp?
- TP Cao Bằng (cũ) có bao nhiêu phường sau sáp nhập đơn vị hành chính? Danh sách 3 phường của TP Cao Bằng cũ sau sáp nhập?
- Tra cứu mã số đơn vị hành chính 34 tỉnh thành chính thức 2025 sau sáp nhập? Danh sách mã số đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức?
- Phường Thông Tây Hội TPHCM được thành lập từ những phường nào của Quận Gò Vấp (cũ)? Định hướng tiêu chuẩn sau sắp xếp?
- Toàn văn Thông tư 65/2025/TT-BQP sửa đổi 06 Thông tư của BQP về tính tuổi quân, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp?