Được phép áp dụng các biện pháp khai thác nước dưới đất đối với khu vực có mực nước dưới đất suy giảm liên tục hay không?
Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP về phân loại vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (gọi tắt là vùng hạn chế) bao gồm những loại cụ thể sau:
- Vùng hạn chế 1;
- Vùng hạn chế 2;
- Vùng hạn chế 3;
- Vùng hạn chế 4;
- Vùng hạn chế hỗn hợp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều này cũng quy định như sau:
"Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
...
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;"
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012:
"4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
..
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;"
Như vậy, khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và phải có nguy cơ bị hạ thấp quá mức thì sẽ thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 2 theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 2
Các biện pháp hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 2 được quy định như thế nào?
Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 2 được quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 167/2018/NĐ-CP gồm:
- Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới;
- Trường hợp công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Nghị định này;
- Trường hợp công trình đã có giấy phép thì tạm dừng khai thác theo quy định đối với các giếng có mực nước động vượt quá mực nước động cho phép và điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp.
Việc điều chỉnh các nội dung quy định tại điểm này được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp mực nước động trong giếng đã hồi phục, không còn vượt quá mực nước động cho phép thì không thực hiện việc điều chỉnh và được tiếp tục khai thác theo giấy phép đã được cấp.
Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 2 được quy định như thế nào?
Vì bạn không nêu cụ thể vùng có mực nước dưới đất suy giảm nghiêm trọng ở địa phương bạn thuộc khu vực cụ thể nào nên căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, việc khoanh định và việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 2 được quy định đối với từng khu vực như sau:
(1) Việc khoanh định Vùng hạn chế 2 được thực hiện đối với các khu vực, tầng chứa nước sau đây:
a) Các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long;
b) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương không quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô, mức độ khai thác nước dưới đất, mức độ hạ thấp mực nước dưới đất và yêu cầu về bảo vệ nguồn nước dưới đất trên địa bàn quyết định việc khoanh định;
c) Các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên.
(2) Căn cứ mực nước động trong các giếng khai thác nước dưới đất hiện có, các khu vực có giếng khai thác bị suy giảm mực nước thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 2:
a) Khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước động quy định trong giấy phép liên tục từ 03 tháng trở lên, đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình có giấy phép và có quy định về mực nước động cho phép của từng giếng, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến mực nước động bị hạ thấp quá mức;
b) Khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước động cho phép quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình không có giấy phép hoặc giấy phép không quy định mực nước động cho phép của từng giếng.
(3) Mực nước động cho phép của từng giếng được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
a) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: Không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
b) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
c) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Không vượt quá 30 m;
d) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên: Không vượt quá 50 m.
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được cấp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải ghi rõ mực nước động cho phép đối với từng giếng. Mực nước động lớn nhất quy định trong giấy phép được xác định trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng tối đa không được vượt quá quy định tại khoản này.
(4) Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm giếng khoan khai thác, phạm vi của khu vực xung quanh giếng và được quy định như sau:
a) Không vượt quá 200 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
b) Không vượt quá 500 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Không vượt quá 1.000 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
Ngoài việc khoanh định phạm vi xung quanh giếng, còn phải xác định tầng chứa nước khai thác của giếng hoặc chiều sâu của giếng khai thác để làm căn cứ xác định tầng chứa nước hoặc khoảng chiều sâu cần hạn chế khai thác.
Trường hợp khi khoanh định theo quy định tại khoản này mà có các khu vực hạn chế cách nhau không quá 500 m trong cùng một tầng chứa nước hoặc trong cùng khoảng chiều sâu khai thác thì ghép chung thành một khu vực hạn chế.
Như vậy, khu vực có mực nước dưới đất suy giảm liên tục thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất số 1. Theo đó, pháp luật cũng quy định những biện pháp hạn chế khai thác và khoanh định vùng hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 2 này cụ thể như trên, để những tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng vào thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?