Dùng tài khoản thanh toán của người khác để giao dịch được không? Đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi nào?
Tài khoản thanh toán có được ủy quyền sử dụng không?
Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền của chủ tài khoản thanh toán :
“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
c) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;”
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định:
“1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.”
Theo những quy định trên, việc bạn sử dụng tài khoản thanh toán của mẹ để tiến hành các giao dịch với ngân hàng là có thể thực hiện được dưới hình thức ủy quyền. Bên cạnh đó, việc ủy quyền này cần được đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành về ủy quyền thì mới có hiệu lực trên thực tế.
Dùng tài khoản thanh toán của người khác để giao dịch được không?
Điều kiện để tiến hành ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán là gì?
Căn cứ khoản 3 điều 4 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN: để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản (ở đây là mẹ bạn) phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Bản đăng ký mẫu chữ ký tại Phụ lục số 02 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, được thay thế bởi Phụ lục số 02 Thông tư 02/2019/TT-NHNN theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN
Pháp luật quy định thế nào về việc đóng tài khoản thanh toán?
Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về việc đóng tài khoản thanh toán như sau:
(1) Một số trường hợp đóng tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện:
- Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc đóng tài khoản được thực hiện theo yêu cầu của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản;
Một số trường hợp Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Chủ tài khoản vi phạm cam kết hoặc các thỏa thuận tại hợp đồng về mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng.
3. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản, người giám hộ hoặc người thừa kế hợp pháp biết trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích.
4. Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý như sau:
a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản; người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản trong trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN).
b) Chi trả theo quyết định của tòa án;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
5. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài khoản thanh toán của mẹ bạn thông qua ủy quyền để tiến hành các giao dịch tại tổ chức tín dụng. Việc ủy quyền này phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về ủy quyền thì mới có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Thời gian nhận xét đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù hàng tuần của phạm nhân được tính như thế nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?