Dựa vào cơ sở nào để xác định chiến sỹ công an có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân?
- Dựa vào cơ sở nào để xác định chiến sỹ công an có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy?
- Tổ chức thực hiện thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?
Dựa vào cơ sở nào để xác định chiến sỹ công an có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân?
Sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 04/2013/TT-BCA quy định như sau:
Trường hợp phải tổ chức giám định
Cán bộ, chiến sỹ trong biên chế; hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn và học viên các trường Công an nhân dân, nếu qua một trong các công tác sau có cơ sở xác định sử dụng trái phép chất ma túy đều phải tổ chức giám định: quản lý cán bộ; điều tra, trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ; đơn thư tố cáo của quần chúng nhân dân; thử nghiệm sàng lọc miễn dịch học (sử dụng test thử).
Căn cứ trên quy định chiến sỹ Công an nhân dân nếu qua một trong các công tác sau có cơ sở xác định sử dụng trái phép chất ma túy đều phải tổ chức giám định:
- Quản lý cán bộ;
- Điều tra, trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ;
- Đơn thư tố cáo của quần chúng nhân dân;
- Thử nghiệm sàng lọc miễn dịch học (sử dụng test thử).
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-BCA quy định Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm:
Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị trong Công an nhân dân phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ công an về tác hại của ma túy, không được sử dụng trái phép chất ma túy; tăng cường nắm tình hình, quản lý và kịp thời phát hiện cán bộ, chiến sỹ công an có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có quan hệ với đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, tàng trữ trái phép và sử dụng trái phép chất ma túy. Xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ vi phạm theo quy định của Bộ.
2. Kịp thời tổ chức thu mẫu, trưng cầu giám định các trường hợp cán bộ, chiến sỹ có cơ sở xác định sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Kết quả xử lý cán bộ, chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy, Công an các đơn vị, địa phương phải báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để tập hợp theo dõi.
Theo đó, Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an có cơ sở xác định sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân.
Tổ chức thực hiện thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 04/2013/TT-BCA quy định tổ chức thực hiện thu mẫu, trưng cầu giám định đối với trường hợp chiến sỹ công an sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
(1) Công an các đơn vị, địa phương có chiến sỹ phải tổ chức trưng cầu giám định việc sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan xây dựng lực lượng đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này ra quyết định thành lập Tổ công tác để thu mẫu giám định và trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn (có mẫu quyết định kèm theo).
(2) Thẩm quyền quyết định thành lập Tổ công tác:
- Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ do thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập Tổ công tác.
- Đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục do thủ trưởng cơ quan xây dựng lực lượng của các Tổng cục (Cục Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Tham mưu, chính trị hoặc Cục Chính trị, hậu cần) quyết định thành lập Tổ công tác.
- Đối với học viện, trường Công an nhân dân do giám đốc, hiệu trưởng quyết định thành lập Tổ công tác.
- Đối với Công an các tỉnh, thành phố và Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do giám đốc Công an các tỉnh, thành phố và giám đốc sở cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Tổ công tác.
(3) Thành phần Tổ công tác gồm:
- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ hoặc Xây dựng lực lượng - Tổ trưởng;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có cán bộ, chiến sỹ công an cần thu mẫu trưng cầu giám định - Tổ phó;
- Đại diện cơ quan y tế - Thành viên. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, các đơn vị trực thuộc Tổng cục không có cơ quan y tế, được trưng dụng cán bộ Phòng Y tế cơ quan Bộ, Cục Quản trị, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật làm thành viên;
- Đại diện Phòng Kỹ thuật hình sự (đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) - Thành viên.
(4) Tổ công tác có trách nhiệm tổ chức việc thu mẫu, lập biên bản và niêm phong mẫu thu, tổ chức trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?