Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không tổ chức tham gia các buổi giáo dục định hướng trước đó thì bị xử lý như thế nào?
- Nhà nước quy định chính sách đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cần điều kiện gì?
- Không tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài thì bị xử lý như thế nào?
Nhà nước quy định chính sách đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, chính sách của Nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
- Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.
Để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cần điều kiện gì?
Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài theo quy định tại Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 bao gồm:
- Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 37 của Luật này và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Luật này chấp thuận.
- Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.
- Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
- Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đó, để có thể đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao tay nghề một cách hợp pháp, công ty thực hiện dịch vụ trên cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên.
Không tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài thì bị xử lý như thế nào?
Không tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có những hình thức xử lý như sau:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi không báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có hành vi không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức để người lao động trước khi đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng;
b) Không thông tin đầy đủ hoặc không thông tin chính xác hoặc không thông tin rõ ràng về một trong các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hợp đồng nhận lao động thực tập không có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
d) Nội dung hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập.
5. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc không phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
b) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; bị tai nạn; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; suy thoái kinh tế; tình trạng khẩn cấp; vì lý do bất khả kháng khác.
6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài mà không đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc có đăng ký nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, hành vi không tổ chức cho người lao động tham gia các khóa học định hướng trước khi đi đào tạo nâng cao kỹ năng nghề ở nước ngoài vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, do đó có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề được Nhà nước quy định các chính sách và điều kiện đối với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này. Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp không tổ chức cho người lao động tham gia các buổi giáo dục định hướng trước khi đi đào tạo ở nước ngoài sẽ bị xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tối đa lên đến 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?