Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ sở nào? Bội chi ngân sách cấp thành phố được sử dụng để làm gì?
Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ sở nào?
Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ sở theo quy định tại Điều 4 Nghị định 48/2017/NĐ-CP có quy định về dự toán chi ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Dự toán chi ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh
Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi ngân sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi ngân sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương.
Dự toán chi ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh được xác định trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Bội chi ngân sách cấp thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để làm gì?
Bội chi ngân sách cấp thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 48/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Bội chi ngân sách
1. Ngân sách cấp thành phố được bội chi; bội chi ngân sách cấp thành phố chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước.
2. Hạn mức bội chi ngân sách Thành phố do Quốc hội quyết định hàng năm. Số bội chi cụ thể của ngân sách thành phố hàng năm do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, nhưng không vượt quá hạn mức bội chi do Quốc hội quyết định hằng năm.
3. Bội chi ngân sách thành phố được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Thành phố không được vay trực tiếp ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách.
4. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở dự toán ngân sách thành phố được Quốc hội quyết định của năm dự toán. Trường hợp cần thiết vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà mức dư nợ vay của ngân sách thành phố vượt quá quy định tại khoản này, thì Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì bội chi ngân sách cấp thành phố Hồ Chí Minh chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Thành phố Hồ Chí Minh có được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng không?
Thành phố Hồ Chí Minh có được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 48/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc vay vốn đầu tư phát triển
1. Thành phố Hồ Chí Minh được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; Thành phố phải bố trí ngân sách địa phương chi trả gốc, lãi và các chi phí liên quan.
2. Thành phố Hồ Chí Minh được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng phương án, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại để thực hiện các chương trình, dự án theo đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố. Thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách thành phố để hoàn trả gốc, lãi theo quy định của pháp luật.
3. Khi có nhu cầu vay vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương cùng với lập dự toán ngân sách hằng năm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Vốn vay đầu tư cho các chương trình, dự án phải bảo đảm: Chương trình, dự án sử dụng vốn vay đầu tư phải có hiệu quả kinh tế - xã hội; chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm đã được Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định; công trình, dự án đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; bố trí ngân sách địa phương để trả hết nợ (gốc, lãi và phí) khi đến hạn.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành phố Hồ Chí Minh được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?