Dự thảo Xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra như thế nào? Hành vi nào của người thuộc cơ quan là đối tượng thanh tra bị xử lý vi phạm?
- Hành vi nào của người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra bị xử lý vi phạm?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ phải bị xử kỷ luật khiển trách khi có hành vi gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra?
Hành vi nào của người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra bị xử lý vi phạm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Dự thảo 1 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định như sau:
Xử lý hành vi vi phạm của người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra; người thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có có hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đối với công chức; khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc truy bị cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra;
c) Vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đưa hối lộ;
đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Người có các hành vi vi phạm được quy định tại các khoản a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải bị nhưng không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy theo quy định trên người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra có những hành vị sau thì bị xử lý vi phạm:
- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
- Vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra.
- Đưa hối lộ.
- Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Dự thảo Xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra như thế nào? Hành vi nào của người thuộc cơ quan là đối tượng thanh tra bị xử lý vi phạm? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ phải bị xử kỷ luật khiển trách khi có hành vi gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 63 Dự thảo 1 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định như sau:
Xử lý hành vi vi phạm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ, công chức, viên chức phải bị xử kỷ luật khiển trách khi có hành vi sau:
a) Không chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Không yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý sai phạm hoặc thực hiện quyết định, yêu cầu, kiến nghị của người ban hành kết luận thanh tra;
c) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Trường hợp gây hậu quả thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có các hành vi vi phạm được quy định tại các khoản a, b và c khoản 1 Điều này phải bị nhưng không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy theo quy định trên người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ phải bị xử kỷ luật khiển trách khi có hành vi:
- Không chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Không yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý sai phạm hoặc thực hiện quyết định, yêu cầu, kiến nghị của người ban hành kết luận thanh tra.
- Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra?
Căn cứ tại Điều 58 Dự thảo 1 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định:
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, phản ánh về thời gian làm việc, phương pháp làm việc của Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
Xem toàn bộ Dự thảo 1 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
- Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
- Cho trẻ em xem phim hoạt hình 18+ gây rối loạn tâm thần và hành vi của trẻ thì bị phạt mấy năm tù?
- Toàn văn Nghị định 178 2024 về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy? Nghị định 178 năm 2024 pdf?
- Dịch vụ công trực tuyến một phần là gì? Danh mục và thông tin dịch vụ công trực tuyến được cập nhật ở đâu?