Dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được thẩm tra như thế nào?
Dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được thẩm tra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Dự án, dự thảo văn bản QPPL trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra) theo quy định tại Điều 63 của Luật Ban hành văn bản QPPL.
...
Theo đó, dự thảo văn bản QPPL trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra theo quy định tại Điều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 cụ thể:
Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra).
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về những nội dung liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện cơ quan tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
3. Cơ quan chủ trì thẩm tra có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp do mình tổ chức để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.
4. Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo tổ chức hội thảo, khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan thẩm tra.
Dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng để thẩm tra gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
...
2. Hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL để thẩm tra bao gồm:
a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Chính phủ; gửi bằng bản giấy);
b) Dự thảo văn bản (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản giấy);
c) Báo cáo thẩm định (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ Tư pháp; gửi bằng bản điện tử); bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);
d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
đ) Báo cáo về rà soát các văn bản QPPL có liên quan đến dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
e) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);
g) Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có) được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử.
Như vậy, hồ sơ dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng để thẩm tra gồm những giấy tờ cụ thể trên.
Trong quá trình soạn thảo dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng, đơn vị chủ trì cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết khi lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Trong quá trình xây dựng chính sách, lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản, đơn vị chủ trì phải nêu rõ, đánh giá tác động đầy đủ nội dung chính sách dự kiến ủy quyền hoặc nội dung giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng hoặc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định chi tiết, nhằm bảo đảm cho việc tổ chức thi hành và ban hành văn bản quy định chi tiết được kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.
2. Trong quá trình soạn thảo các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, đơn vị chủ trì cần phải chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, để trình đồng thời với dự án, dự thảo luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Đơn vị chủ trì và các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Theo đó, trong quá trình soạn thảo các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, đơn vị chủ trì cần phải chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, để trình đồng thời với dự án, dự thảo luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Đơn vị chủ trì và các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?