Dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải có những nội dung gì?
- Dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải có những nội dung gì?
- Ai có thẩm quyền công bố kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
- Đối tượng thanh tra, kiểm tra có được quyền khiếu nại kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo không?
Dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về kết luận thanh tra, kiểm tra như sau:
Kết luận thanh tra, kiểm tra
1. Tổ trưởng Tổ công tác thanh tra, kiểm tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, kiểm tra.
2. Dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra phải có các nội dung chính như sau:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra theo nội dung thanh tra, kiểm tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra, kiểm tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Kiến nghị các biện pháp xử lý.
3. Khi nhận được kết luận, kiến nghị của Tổ công tác thanh tra, kiểm tra trong thời hạn 15 ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét và ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Đối với những vi phạm pháp luật, xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra xử lý.
Như vậy, theo quy định, dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải có các nội dung chính sau đây:
(1) Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra theo nội dung thanh tra, kiểm tra;
(2) Kết luận về nội dung được thanh tra, kiểm tra;
(3) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
(4) Kiến nghị các biện pháp xử lý.
Dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải có những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền công bố kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về công bố kết luận thanh tra, kiểm tra như sau:
Công bố kết luận thanh tra, kiểm tra
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định công bố kết luận thanh tra, kiểm tra và ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức buổi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra. Thành phần tham dự buổi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra có Thủ trưởng đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra, đại diện các đơn vị và cá nhân có liên quan.
2. Tại buổi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác thanh tra, kiểm tra đọc toàn văn kết luận thanh tra, kiểm tra, nêu rõ trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.
3. Việc công bố kết luận thanh tra, kiểm tra được lập thành biên bản.
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ quyết định công bố kết luận thanh tra, kiểm tra và ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức buổi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra có được quyền khiếu nại kết luận thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra như sau:
Thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra
1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra; quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền và phải báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản với Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Tổ công tác thanh tra, kiểm tra (hoặc Vụ Tổ chức cán bộ) trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
2. Trong trường hợp đối tượng thanh tra, kiểm tra có căn cứ để bảo đảm việc chưa nhất trí với kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, đối tượng thanh tra, kiểm tra có quyền khiếu nại. Trong khi chờ giải quyết, đối tượng thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra.
3. Khi nhận được khiếu nại của đối tượng thanh tra, kiểm tra đối với kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra thì Tổ trưởng Tổ công tác thanh tra, kiểm tra xem xét, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trả lời cho đối tượng thanh tra, kiểm tra chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Trong trường hợp đối tượng thanh tra, kiểm tra còn khiếu nại thì được giải quyết theo trình tự của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp đối tượng thanh tra, kiểm tra có căn cứ để bảo đảm việc chưa nhất trí với kết luận xử lý về thanh tra, kiểm tra thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, đối tượng thanh tra, kiểm tra có quyền khiếu nại.
Lưu ý: Trong khi chờ giải quyết, đối tượng thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?
- Yêu cầu về việc cấp vốn đối với dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Trình tự đầu tư xây dựng được quy định ra sao?