Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ bao gồm những gì? Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ ra sao?
Dự phòng nghiệp vụ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định khái niệm dự phòng nghiệp vụ như sau:
Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ bao gồm những gì? Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ ra sao?
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
- Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;
- Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;
- Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như sau:
Dự phòng nghiệp vụ | Phương pháp, cơ sở trích lập |
Dự phòng toán học đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ | Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế; - Cơ sở trích lập dự phòng của các phương pháp trích lập dự phòng trên, bao gồm: Bảng tỉ lệ tử vong CSO1980, lãi suất kỹ thuật dựa trên lãi suất bình quân của Trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 10 năm trở lên và các cơ sở kỹ thuật khác tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm. |
Dự phòng toán học đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí, dự phòng toán học | - Dự phòng rủi ro bảo hiểm: Là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả chi phí chi trả quyền lợi về rủi ro bảo hiểm trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng; - Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết chung) được tính theo một trong các phương pháp sau: Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung cộng với khoản dự phòng nhằm đảm bảo cho việc chi trả giá trị tài khoản đối với các hợp đồng dự kiến xảy ra sự kiện bảo hiểm trong kỳ; Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng liên kết chung. - Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm; - Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết đơn vị (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết đơn vị) là tổng số các khoản sau: + Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ tại ngày định giá; + Tổng số phí bảo hiểm đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực hiện; - Dự phòng cho các quyền lợi bảo hiểm khác ngoài quyền lợi về rủi ro bảo hiểm và quyền lợi đầu tư. |
Dự phòng phí chưa được hưởng | Được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp: - Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm; - Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm. đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống. |
Dự phòng bồi thường | - Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường; - Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường. |
Dự phòng chia lãi | - Dự phòng cho phần lãi đã công bố là tổng giá trị của các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện tại của các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm tính đến năm tài chính hiện hành và chưa chi trả; - Dự phòng cho phần lãi chưa công bố: - Dự phòng cho phần lãi chưa công bố được trích lập để chi trả lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại. |
Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết | Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. |
Dự phòng bảo đảm cân đối | Được trích lập dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Tải về file word Mẫu Kế hoạch?
- Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30?
- Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30 chi tiết?
- Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm mới nhất?
- Quy chế Lương là gì? Mẫu Quy chế Lương của công ty? Thẩm quyền ban hành Quy chế Lương của công ty?